Tin Tức
Ngày 3/6, đại diện Chính phủ hai nước Australia và CHLB Đức đã ký thỏa thuận tiếp tục quan hệ đối tác vốn có tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ một chương trình mở rộng nhằm giúp Việt Nam quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, bao gồm các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
0 Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Theo dự báo, BĐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam có mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn.
0 Tại buổi làm việc về dự án “Điều tra, khảo sát, phân vùng nguy cơ lũ quét ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên và xây dựng thí điểm hệ thống giám sát hỗ trợ ra quyết định cảnh báo cho những khu vực có nguy cơ lũ quét cao phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu” ngày 1/6, Thứ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo, cần tạo ra bộ sản phẩm đa dạng, phù hợp với các mục tiêu. Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị cần khẩn trương để chuyển giao các bản đồ cảnh báo, phân vùng lũ quét cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong dự án trước đó.
Theo thông báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 31/5, mức phát thải carbon từ sử dụng năng lượng đạt đến mức kỷ lục trong lịch sử vào năm 2010, tăng 5% so với kỷ lục trước đó vào năm 2008.
0 Nghị quyết được Ủy ban Môi trường thuộc Nghị viện châu Âu thống nhất ngày 24/5 cho thấy Liên minh châu Âu (EU) sẽ đưa ra cam kết, trước khi kết thúc năm 2011 giảm thiểu 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 so với mức của năm 1990.
0 15% dân số tại các nước đang phát triển đang sống tại những khu vực có nguy cơ cao về thiên tai. Trên bản đồ rủi ro thì Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng trong năm 2008. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ thiên tai được tổ chức tại Thụy Sỹ vào ngày 10/5 vừa qua.
Rất nhiều chương trình quản lý rủi ro thiên tai hướng đến tăng cường năng lực cho các địa phương, lấy cộng đồng dân cư làm nòng cốt cho các hoạt động ứng phó tức thời và lâu dài. Rõ ràng, khi thiên tai cận kề, chính người dân ở những vùng rốn lũ, tâm mưa có khả năng ứng phó nhanh, kịp thời nhất, nếu họ được trang bị kiến thức. Những mô hình đã được thực hiện tại Tiền Giang và Đồng Tháp có thể là những bài học hay khi phòng chống thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường.
0 Thương mại vốn được xem là một trong những tác nhân phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu thì nay được nhìn nhận như một trong những con đường để thích ứng và giảm nhẹ với thách thức toàn cầu này. PGS. TS. Trần Thục (ảnh bên) - Viện trưởng Viện  Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã có những nghiên cứu thú vị về biến đổi khí hậu và thương mại trong bối cảnh nền kinh tế xanh. PGS. TS. Trần Thục cho biết: