Tin tức

UNFCCC và Nghị đinh thư Kyoto 05/09/2011


Tóm tắt nội dung chính của Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị đinh thư Kyoto

 1. Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC hoặc FCCC)

Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, còn được gọi là Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, là một hiệp ước quốc tế được tổ chức ở Rio de Janeiro từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992. Cho tới thời điểm này, 192 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn công ước này (trong đó có Việt Nam). Công ước có hiệu lực từ 21 tháng 3 năm 1994.

Mục tiêu chính của công ước là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống của khí hậu.” (Điều 2, Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Cập nhật vào ngày 29/10/09)

“Theo công ước, các chính phủ:

·        thu thập và trao đổi thông tin về phát thải khí nhà kính, các chính sách cấp quốc gia và những thực hành/kinh nghiệm tốt nhất

·        khởi động chiến lược quốc gia để đối phó với phát thải khí nhà kính và thích ứng với những tác động dự kiến bao gồm giúp đỡ các nước đang phát triển về mặt tài chính và kỹ thuật

·        hợp tác trong việc chuẩn bị để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu”

(unfcc.int, cập nhật ngày 29/10/09)
Tuy nhiên, không như Nghị định thư Kyoto, công ước không ràng buộc về mặt pháp lý.

   2. Nghị định thư Kyoto

Nghị đinh thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế, một bước ngoặt chuyển tiếp từ Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Nghị đinh được thông qua ở Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và được phê chuẩn vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Nghị định này hết sức quan trọng bởi vì nó ràng buộc 37 nước phát triển và cộng đồng Châu Âu trong việc giảm phát thải khí nhà kính ở mức trung bình là 5% so với múc phát thải năm 1990 trong vòng 5 năm 2008-2012. Cho đến nay, 184 Bên của Công ước đã phê chuẩn Nghị định thư.

   a. Các cơ chế Kyoto

Các nước tham gia phải đáp ứng mục tiêu đặt ra chủ yếu thông qua các biên pháp quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư Kyoto cũng đưa ra một số biện pháp thị trường để giúp các nước đi đúng mục tiêu:

 §         Buôn bán phát thải

§         Cơ chế phát triển sạch (CDM)

§         Hỗ trợ bổ sung (JI)

    b. Giám sát
Theo Nghị định thư, những bản thống kê phát thải chính xác về lượng phát thải và buôn bán phải được giữ. Điều này được thực hiện qua các hệ thống sau đây:

    * Đăng ký
    * Báo cáo
    * Ưng thuận

   c. Thích nghi

Một khía cạnh quan trọng khác của Nghị định thư là nó được soạn thảo sao cho các nước có thể được hỗ trợ trong việc thích nghi với những hậu quả xấu của biến đổi khí hậu. Điều đó được thực hiện bằng cách phát triển và triển khai kỹ thuật có thể tăng khả năng chịu đựng các tác động của biến đổi khí hậu.
 
Hơn nữa, một quỹ thích ứng được thành lập để tài trợ cho dự án và chương trình thích ứng ở các nước đang phát triển. Các nguồn tài chính của Quỹ được lấy từ một phần tiền thu được từ hoạt động dự án CDM.

Tải tài liệu tham khảo tại đây:
vietnam va tien trinh dam phan quoc te ve bien doi khi hau.rar


Nguồn tin:http://urs.org.vn