Tin tức

Nghiên cứu đánh giá, lượng hóa lợi ích kinh tế các dự án vệ sinh môi trường 29/12/2011

0
Nghiên cứu Khía cạnh kinh tế của các can thiệp vệ sinh (ESI) là một nghiên cứu đa quốc gia, do Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP), Ngân hàng Thê giới (WB) khởi xướng và tài trợ.

Từ năm 2007, nghiên cứu hướng tới những bằng chứng kinh tế của các hoạt động cải thiện vệ sinh ở cấc nước đang phát triển, và kiến nghị cấc giải pháp hiệu quả thuyết phục Chính phủ các nước hành động, góp phần tăng số lượng và hiệu quả chỉ tiêu công cũng như đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Nghiên cứu được thực hiện đồng thời ở 5 nước Đông Nam Á, hiện đang tiếp tục triển khai ở Trung Quốc, các quốc gia châu Phi, Nam A và châu Mỹ La tỉnh. Bài viết này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính đã thu được tại Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn hướng tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Tuy nhiên, vẫn còn tới 33% số hộ nông thôn (khoảng 20 triệu người) không được tiếp cận với các điềukiện vệ sinh cơ bản. Ở khu vực đô thị, chỉ có khoảng dưới 10% nước thải được xử lý. Thực trạng quản lý chát thải nhà vệ sinh hiện nay còn rát kém. Đây là nguyên nhân gây nên những rủi ro sức khỏe và ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng. Giai đoạn I của nghiên cứu ESI đã ước tính tổng thiệt hại về kinh tế do điều kiện vệ sinh kém ở Việt Nam là 780 triệu USD mỗi năm (tính theo giá 2005), tương đương với 1,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu ESI giai đoạn II tập trung vào các dự án liên quan đến quản lý chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải từ nhà tiêu, thu gom và xử lý nước thải và một số dự án quản lý chất thải rắn. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 9 địa điểm nông thôn và 8 địa điểm đô thị, nơi trước đây đã triển khai các chương trình, dự án vệ sinh môi trường, trong đó có 13 dự án nâng cấp các công trình vệ sinh hộ gia đình và quản lý nước thải, 4 dự án quản lý chất thải rắn. Nhóm nghiên cứu đã điều tra, phỏng vấn sâu tại 2.400 hộ gia đình, thực hiện hàng chục cuộc thảo luận nhóm, khảo sát thực địa, đánh giá chất lượng nước thải, nước mặt và nước ngầm, điều tra thị trường và điều tra tại các cơ sở y tế tại tất cả các địa điểm nghiên cứu. Ngoài ra, các dữ liệu liên quan từ các nghiên cứu quốc gia và địa phương cũng được thu thập.



Các can thiệp vệ sinh được đánh giá ở từng địa điểm nghiên cứu. Điều kiện nền - không có nhà vệ sinh - được so sánh với các loại hình vệ sinh khác nhau đã được triển khai ở mỗi nơi, bao gồm: nhà tiêu thùng (kể cả loại khô và ướt -không và có dội nước), nhà tiêu hai ngăn - ủ phân compost, nhà tiêu dội nước với bể tự hoại, nhà tiêu dội nước nối với hầm biogas và nhà tiêu dội nước thông với hệ thống thu gom và xử lý nước thải (kể cả có và không qua bể tự hoại).

Đối với mỗi dự án, các chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên được đánh giá, phân tích. Chi phí quy đổi mỗi năm của các giải pháp vệ sinh khác nhau được tính toán dựa trên chi phí đầu tư hàng năm (có tính đến vòng đời của công trình) cộng với chi phí vận hành và bảo dưỡng. Các lợi ích kinh tế được định lượng, bao gồm các tác động đến sức khỏe, nước cấp sinh hoạt, thòi gian tiếp cận tới công trình vệ sinh, khả năng tái sử dụng chất thải. Đối với các tác động môi trường và xã hội do vệ sinh yếu kém không lượng hóa được đầy đủ và quy đổi ra giá trị tiền tệ, nhóm đã thực hiện các phân tích định tính và đánh giá các lợi ích kinh tế mở rộng.

CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

Đầu tư đế cải thiện điều kiện vệ sinh là đầu tư sinh lợi cho cả xã hội. Xóa bỏ tình trạng không có nhà vệ sinh, xây dựng xí khô cải tiến có thông hơi ở nông thôn mang lại lợi ích kinh tế gấp ít nhất 6 lần chi phí. Phương án xây dựng các công trình vệ sinh đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung ở đô thị mang lại lợi ích kinh tế gấp ít nhất 3 lần chi phí. Lợi ích càng cao nếu thực hiện việc cải thiện điều. kiện vệ sinh, lựa chọn các loại hình vệ sinh cơ bản, với chi phí thấp cho các hộ gia đình nghèo.

Đối với các dự án quản lý nước thải tập trung khu vực đô thị, tổng số vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn vay hay tài trợ cao hơn rõ rệt so với đóng góp từ các hộ gia đình (77% so với 23%). Ớ khu vực nông thôn, tỷ lệ vốn đóng góp từ các hộ gia đình đầu tư vào công trình vệ sinh tại các địa điểm nghiên cứu dao động từ 50% (quản lý nước thải phân tán) đến 90% (xây hầm biogas). Những nguồn tài chính bên ngoài, thường chi cho các hợp phần như nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực quản lý và hỗ trợ kỹ thuật,... góp phần quan trọng cho sự thành công của dự án.

Các giải pháp kỹ thuật hướng tối bảo vệ môi trường một cách đầy đủ thường tốn kém hơn, nhưng các lợi ích kinh tế của cải thiện môi trường rất khó để định lượng. Những lợi ích này, mặt khác, lại được đánh giá cao bởi hộ gia đình và cộng đồng, du khách, các doanh nghiệp. Khi lợi ích môi trường mang lại cho cộng đồng dưới hạ lưu có thể được định giá, lợi ích kinh tế từ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gia tăng đáng kể.

Khu vực nông thôn: Lợi ích đáng kể thu được khi chuyến từ không có nhà vệ sinh lên xây dựng xí thùng cải tiến

Cải thiện điều kiện vệ sinh mang lại hai lợi ích kinh tế quan trọng là giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong và tiết kiệm được thời gian. Giá trị nhờ tái sử dụng chất thải sau xử lý của các công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình là tương đối nhỏ so với các lợi ích về sức khỏe và thời gian, trong khi đối với nhà vệ sinh với hầm biogas trong trang trại, khi nguyên liệu chính cho hầm biogas chủ yếu là phân của động vật, giá trị tái sử dụng (biogas sản xuất điện và bùn làm phân bón) góp phần làm tăng hơn 3/4 lợi ích kinh tế.

Chi phí quy đổi mỗi năm để xây dựng và quản lý nhà tiêu hai ngăn ủ phân compost là 40 USD/năm, cao hơn so với chi phí cho nhà tiêu thùng khô cải tiến (30 USD/năm). Sự khác biệt thể hiện rõ hơn trong chi phí đầu tư (tuơng ứng bằng 110 USD so với 190 USD). Nhà tiêu có bể tự hoại đòi hỏi chi phí đầu tư đắt hơn đáng kể. Chi phí đầu tư cho một bể tự hoại trung bình là 322 USD, chi phí quy đổi mỗi năm là 70 USD/năm. Bể tự hoại có quản lý an toàn phân bùn có chi phí đầu tư 531 USD/hộ, và chi phí quy đổi mỗi năm là 93 USD. Hầm biogas có chi phí đầu tư và quản lý cao hơn, với giá trị cụ thể phụ thuộc vào quy mô trang trại.

Tỷ lệ lợi ích/chi phí (lợi ích thu được trên mỗi đồng vốn bỏ ra) và chi phí hàng năm cho mỗi hộ gia đình tại các địa điểm nông thôn (Hình 1) . Khi chuyển từ điều kiện không có nhà vệ sinh, trong số các loại hình vệ sinh khác nhau được triển khai, loại hình nhà tiêu thùng cải tiên mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhà tiêu hai ngăn - ủ phân compost và nhà tiêu dội nước với bể tự hoại. Trên thực tế, tất cả các dự án đều chưa được thực thi trên toàn bộ khu vực, hoặc chưa nhận được sự tham gia của 100% số hộ gia đình. Do vậy, tỷ lệ lợi ích/chi phí thực tế của dự án với nhà tiêu thùng cải tiến là 6,4, so với giá trị lý tưởng là 8,0; của nhà tiêu ủ phân compost là 4,5, so với giá trị lý tưởng 6,0, và của bể tự hoại với quản lý phân bùn là 2,6, so với giá trị lý tưởng 3,1.

Khu vực đô thị: Các mô hình xử lý nước thải đều đem lại lợi ích kinh tế cao



Cải thiện điều kiện ở đô thị cũng tạo ra 2 lợi ích kinh tế lớn là giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật, và tiết kiệm thòi gian. Giá trị tái sử dụng có được từ quản lý an toàn phân bùn chỉ góp một phần lợi ích nhỏ (< 20 %). Loại hình nhà tiêu thùng dội nước có chi phí đầu tư trung bình 88 USD, chi phí quy đổi mỗi năm là 20 USD là lựa chọn rẻ nhất. Tuy nhiên, do không gian hạn chế và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ngầm khu vực lân cận, loại hình này không phải là một lựa chọn khả thi tại hầu hết các đô thị Việt Nam. Chi phí đầu tư của bể tự hoại (chỉ xử lý sơ bộ một phần nước đen, vì hầu hết bể tự hoại được xây dựng và quản lý không đúng tiêu chuẩn) là 416 USD, chi phí quy đổi mỗi năm là 65 USD. Chi phí đầu tư của bể tự hoại có quản lý phân bùn là 530 USD, chi phí lũy đổi mỗi năm là 78 USD, trong khi chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cao hơn gấp hơn hai an, bằng 1.361 USD/hộ, chi phí quy đổi mỗi năm là 134 USD/hộ.

Tỷ lệ lợi ích/chi phí (lợi ích kinh tế trên một đồng vốn đầu tư) và chi phí hàng năm cho mỗi hộ gia đình ai 5 địa điểm đô thị triển khai các dự án quản lý nước thải (Hình 2). Trong số các giải pháp vệ sinh, công trình vệ sinh tại chỗ chi phí thấp - nhà tiêu dùng dội nước cải tiến có hiệu quả kinh tế nhất, với tỷ lệ lợi ích/chi phí là 8,6 và tỷ lệ hoàn vốn hàng lăm trên 100%. Với bể tự hoại thông thường và phương án thu gom, xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ ợi ích/chi phí lần lượt là 3,6 và 2,7. Giá trị thực tế của hai tỷ lệ này giảm xuống tương ứng còn 2,9 và 1,4 do trên thực tế một số hộ gia đình không đấu nối vào hệ thống cống thu gom nước thải, hoặc công suất thực tế của hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thấp lớn mức thiết kế.

Đối với khu vực đô thị, loại hình nhà tiêu kết nối ói hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị có khả lăng là lựa chọn khả thi nhất. Tỷ lệ hộ gia đình kết nối ao là yếu tố quan trọng để đảm bảo thu được các lợi kinh tế cho cộng đồng đô thị, đồng thời cũng góp phần đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng cư dân ở lạ lưu, bởi nguồn nước bị ô nhiễm ít hơn, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp (trồng rau màu, nuôi cá) và giảm chi phí xử lý nước cấp.

Mối liên hệ giữa vệ sinh môi trường với phát triển du lịch và đầu tư

Các kết quả chính của hợp phần điều tra về du lịch, trên 300 du khách quốc tế, được tóm tắt (Khung).

Kết quả chính của hợp phần điều tra về du lịch

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại 22 doanh ghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến vệ sinh lôi trường thông qua Phiếu điều tra. Kết quả cho thấy, ác doanh nghiệp khẳng định sự sẵn có nguồn cung Nhìn chung, điều kiện vệ sinh môi trường ở Việt Nam còn bị đánh giá ở mức độ thấp (cho điểm 2,9 trên thang điểm tối đa 5,0). Trong đó, chất lượng môi trường đô thị là thấp nhất.

Chất lượng nhà vệ sinh ở các điểm công cộng: kém nhất là ở các bến xe buýt và các nhà vệ sinh công cộng (cho điểm dưới 2,0/5,0).
Các mối quan tâm chính của khách du lịch liên quan đến vệ sinh môi trường ở Việt Nam là nước máy và vệ sinh thực phẩm. Họ coi đó là những rủi ro cao nhất gây bệnh tiêu chảy.

Mặc dù tồn tại một số ý kiến tiêu cực về vệ sinh môi trường tại Việt Nam, 74% cho biết họ có ý định trở về Việt Nam, 13% các khách du lịch do dự trở lại, nguyên nhân chính là do điều kiện vệ sinh còn hạn chế.

cấp nước sạch và một lực lượng lao động khỏe mạnh là yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, chế biến đồ uống và thực phẩm. Các công ty kỹ thuật và tư vấn lại nhấn mạnh lợi yếu tố môi trường làm việc. Họ cho rằng một môi trường làm việc trong lành có thể góp phần gia tăng hiệu suất làm việc, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Vì lo ngại chất lượng nước không đảm bảo, một số công ty hiện đang cung cấp nước đóng chai cho nhân viên sử dụng. Mặc dù nhận biết được tầm quan trọng của môi trường làm việc lợi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hầu hết các công ty lại không muốn đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải để giảm thiểu những tác động lợi môi trường. Cải thiện vệ sinh môi trường cũng có nghĩa là tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho hầu hết các doanh nghiệp.

NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ KHUYÊN NGHỊ CHÍNH

Nghiên cứu đã cho thấy, ở tất cả các dự án can thiệp vệ sinh, lợi ích tạo ra đều lớn hơn chi phí, khi so sánh với kịch bản "không có nhà vệ sinh". Lợi ích ròng thu được ở mức cao từ các loại hình vệ sinh chi phí thấp. Những loại hình vệ sinh chi phí thấp này nên được xem xét trước tiên trong các kế hoạch cải thiện vệ sinh môi trường, đặc biệt là trong điều kiện thiếu nguồn lực tài chính. Để cải thiện vệ sinh môi trường và chất lượng cuộc sống ở các thành phố đông dân, các nhà quy hoạch và quản lý cần nhận thức được lợi ích kinh tế của việc nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nhóm nghiên cứu đưa ra 4 kiến nghị chính được đề xuất như sau:

- Có thể thu được những lợi ích kinh tế đáng kể từ những chi phí hợp lý. Tuy nhiên, hệ thống vệ sinh bền vững đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp và sự tham gia của cộng đồng - những chủ thể định ra nhu cầu và lựa chọn giải pháp.

-   Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các điều kiện vệ sinh cơ bản, mà ở cả khu vực đô thị hay nông thôn của Việt Nam, cần và có thể huy động thêm nguồn lực để có được các dịch vụ vệ sinh môi trường đồng bộ, có chất lượng và bền vững hơn, đáp ứng mong muốn của người dân về bảo vệ sức khỏe; bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho sự tham gia của khối tư nhân - đóng vai trò quan trọng trong thị trường vệ sinh môi trường ở Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện sức khỏe cộng đồng, cả doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có thể cùng tham gia vào thị trường này, áp dụng những phương thức và giải pháp mới, góp phần tạo ra công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. Các công cụ tài chính như các quỹ quy vòng hay tín dụng nhỏ có thể hỗ trợ các hộ gia đình trang trải chi phí đầu tư ban đầu, để có thể thu được những lợi ích sau đó.

-   Sự khác nhau về lợi ích và chi phí của các loại hình vệ sinh tại mỗi địa điểm và giữa các địa điểm cho thấy cần phải cân nhắc cẩn trọng khi chọn loại hình vệ sinh và cách tổ chức thực hiện dự án. Việc ra quyết định không chỉ căn cứ vào những chi phí và lợi ích kinh tế được lượng hóa, mà còn dựa vào các yếu tố quan trọng khác như những tác động vô hình, các yếu tố văn hóa - xã hội có tác động đến nhu cầu và sự thay đổi hành vi, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư tài chính tư nhân, cũng như khả năng và sự sẵn sàng chi trả thực tế của hộ gia đình trong sử dụng dịch vụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Economic assessment of sanitation interventions in Vietnam. Nguyễn Việt Anh, Hoàng Thúy Lan, Phan Huyền Dân, Lê Thu Hoa, Bùi Thị Nhung, Guy Hutton. Ngân hàng Thế giới, Chương trình Nước và Vệ sinh. 2011. Chi tiết tại www.wsp.org.
2.The sanitation part of the combined water and sanitation MDG target was to halve by 2015 the proportion ofthe global population without access to basic sanitation in 1990. Các số liệu được trích dẫn được báo cáo bởi Chương trình JMP của WHO/UNICEF. 2008.
3.Economic Impacts of Sanitation in Vietnam. Phạm Ngọc Thắng, Hoàng Anh Tuấn, Gay Hutton. Ngân hàng Thế giới, Chương trình Nước và Vệ sinh. 2008.
 
Economic analysis of sanilation projects
Nguyễn Việt Anh1
Bùi Thị Nhung1
Nguyễn Diễm Hằng, Guy Huttor3
Economics of Sanitation Initiatives (ESI) is a crosscountry study funded by Water and Sanitation Program, the World Bank. Since 2007, the study has íòcused ôn economic benefits of sanitation improvement in developing countries and proposed actions for govemments, contributing to qualitative and quatitative imporvement of public and private investment in sanitation. The study is conducted in five South East Asian countries, China, and some countries in Aírica, South Asia and Latin America. This paper summerises key íindings of this study in Vietnam.
Vietnam has made remarkable progress to Millenium Development Goals. However, 33 per cent of rural households (22 million people) has no access to basic sanitation conditions. Only lo per cent of wastewater is treated in urban areas. Lavatory management remains poor. This poses high risks to human health and surface water pollution. The first phase of ESI estimates the cost of poor sanitation in Vietnam to be 780 million USD per year (using 2005 price), equivallent to 1.3% GDP.
(1) Institute of Environmental Science and Engineering, Construction University
(2) Environment Faculty, Hanoi Economics University
(3) Water and Sanitation Program, WorldBank

Nguyễn Việt Anh - Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng; Bùi Thị Nhung - Khoa Môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân; Nguyễn Diễm Hằng, Guy Hutton - Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới

Nguồn tin:http://vea.gov.vn