Tin tức
Tìm hiểu về các giải pháp lưu trữ dữ liệu
19/06/2019
Cùng với sự phát triển CNTT và sự bùng nổ về dữ liệu, một nhu cầu xuất hiện là việc bảo quản, lưu trữ các số liệu một cách an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy các giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại đã ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Tìm hiểu về các giải pháp lưu trữ
Phân biệt DAS, NAS và SAN
1) Định nghĩa
DAS là hình thức lưu trữ mà các thiết bị lưu trữ nằm trong server hoặc kết nối trực tiếp vào server thông qua các khay ngoại vi (external array) hay cáp USB hay một phương pháp thay thế khác.
DAS có khả năng tương thích với nhiều loại ổ cứng như SATA, SAS hay SSD, và điều này ảnh hưởng tới tốc độ cũng như hiệu suất lưu trữ.
Do các thiết bị lưu trữ được kết nối trực tiếp vào server và giữa chúng không có bất kì thiết bị mạng nào như hub, switch, router…nên hệ thống DAS có những ưu điểm sau:
• Dễ triển khai và cấu hình
• Đỡ tốn kém chi phí đầu tư vào thiết bị mạng
3) Khuyết điểm
Nhược điểm của DAS là khả năng mở rộng hạn chế. Thực tế, DAS làm việc rất tốt với một server nhưng khi dữ liệu tăng, số lượng máy chủ cũng tăng sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán và gián đoạn. Điều đó sẽ làm tăng chi phí lưu trữ tổng thể cho doanh nghiệp và sẽ càng khó khăn hơn khi muốn sao lưu hay bảo vệ một hệ thống lưu trữ dữ liệu đang nằm rải rác và phân tán như vậy.
Do thiết bị lưu trữ được kết nối trực tiếp vào server nên khi xảy ra sự cố về nguồn điện thì phần lưu trữ trên server đó sẽ không sử dụng được.
Một khuyết điểm nữa là DAS chia sẻ chung khả năng xử lý và bộ nhớ của server trong quá trình read / write, nên việc truy cập vào ổ đĩa sẽ bị chậm khi hệ điều hành bị quá tải.
II. Network Attached Storage (NAS)
1) Định nghĩa
NAS là hình thức lưu trữ sử dụng các thiết bị lưu trữ đặc biệt gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường (tương tự máy tính, switch hay router). Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.
Các thiết bị NAS cung cấp khả năng truy cập lưu trữ ở mức tập tin (file-level), và người dùng phải sử dụng các giao thức như Common Internet File System (CIFS), Server Message Block (SMB), hay Network File System (NFS) để truy cập các file.
NAS là sự lựa chọn lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp đơn giản và chi phí hợp lý, đáp ứng việc truy cập dữ liệu nhanh trên nhiều client.
NAS đáp ứng nhiều nhu cầu hơn so với DAS ở các điểm sau:
• Khả năng lưu trữ và khả năng mở rộng của NAS thường lớn hơn so với DAS
• Do có thể được truy cập thông qua mạng nên các file thường được đặt tại một địa điểm, thay vì bị phân tán trên nhiều server hay thiết bị như DAS
• NAS cung cấp khả năng tập trung dữ liệu với chi phí hợp lý
Ngoài ra, NAS còn có các ưu điểm khác như dễ triển khai và vận hành khi có hoặc không có nhân viên IT tại chỗ.
3) Khuyết điểm
• Với việc sử dụng chung hạ tầng mạng với các ứng dụng khác, việc lưu trữ dữ liệu có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của toàn hệ thống (làm chậm tốc độ của LAN), điều này đặc biệt đáng quan tâm khi cần lưu trữ thường xuyên một lượng lớn dữ liệu.
• Trong môi trường có các hệ cơ sở dữ liệu thì NAS không phải là giải pháp tốt vì các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường lưu dữ liệu dưới dạng block chứ không phải dưới dạng file nên sử dụng NAS sẽ không cho hiệu năng tốt.
III. Storage Area Network (SAN)
1) Định nghĩa
SAN là một mạng riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền dữ liệu giữa các server tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.
SAN cung cấp khả năng truy cập ở mức block. Điều này có nghĩa là thay vì truy cập nội dung trên các ổ đĩa dưới dạng các file thông qua các giao thức truy cập file, SAN viết các block dữ liệu trực tiếp vào các ổ đĩa bằng việc sử dụng các giao thức như Fibre Channel over Ethernet hay Internet Small Computer System Interface (iSCSI)
• Có khả năng sao lưu dữ liệu với dung lượng lớn và thường xuyên mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng thông tin trên mạng.
• Đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ và độ trễ nhỏ ví dụ như các ứng dụng xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính…
• Dữ liệu luôn ở mức độ sẵn sàng cao.
• Dữ liệu được lưu trữ thống nhất, tập trung và có khả năng quản lý cao. Có khả năng khôi phục dữ liệu nếu có xảy ra sự cố.
• Hỗ trợ nhiều giao thức, chuẩn lưu trữ khác nhau như: iSCSI, FCIP, DWDM…
• Có khả năng mở rộng tốt trên cả phương diện số lượng thiết bị, dung lượng hệ thống cũng như khoảng cách vật lý.
• Mức độ an toàn cao do thực hiện quản lý tập trung cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý SAN.
Do đó, SAN thường được sử dụng ở những trung tâm dữ liệu lớn vì mang một số đặc điểm nổi bật như: Giảm thiểu rủi ro cho dữ liệu, khả năng chia sẻ tài nguyên rất cao, khả năng phát triển dễ dàng, thông lượng lớn, hỗ trợ nhiều loại thiết bị, hỗ trợ và quản lý việc truyền dữ liệu lớn và tính an ninh dữ liệu cao.
Hơn nữa, SAN tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống bằng việc hỗ trợ đồng thời nhiều hệ điều hành, máy chủ và các ứng dụng, có khả năng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi về yêu cầu hoạt động của một tổ chức cũng như yêu cầu kỹ thuật của hệ thống mạng.
3) Khuyết điểm
Do việc cấu hình khá phức tạp nên khi triển khai SAN, ta cần có các công cụ quản lý cũng như nhân sự có kỹ năng chuyên môn cao.
Ngoài ra, chi phí để triển khai SAN cũng cao hơn DAS và NAS.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những khái niệm về lưu trữ dữ liệu
1. Máy chủ riêng là gì?
Máy chủ riêng - Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người dùng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không chia sẻ với người dùng khác. Máy chủ riêng chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Do đó, việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình máy chủ riêng yêu cầu bạn phải thay đổi phần cứng liên quan.
Dedicated server thường được đặt tại trung tâm dữ liệu (data center) với đầy đủ các điều kiện đảm bảo hiệu năng và sự an toàn của máy chủ.
Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, có thể phân loại máy chủ như sau:
• Máy chủ riêng –Dedicated Server
• Máy chủ ảo-Virtual Private Server
• Máy chủ đám mây-Cloud Server
Căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ, có thể phân loại máy chủ như sau:
• Web server
• Database server
• FTP server, SMTP server
• Mail sever
• DNS sever
• DHCP server
2. Lợi ích khi sử dụng máy chủ riêng
Khi sử dụng máy chủ riêng, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
• Không bị hạn chế về mặt tài nguyên máy chủ, tăng không gian lưu trữ, băng thông, chịu được số lượng lớn người truy cập cùng lúc.
• do không phải chia sẻ với người dùng khác.
• Được quyền cài đặt hệ và cấu hình theo nhu cầu riêng.
• Khả năng bảo mật cao, hạn chế được các cuộc tấn công mạng.
• Quản trị từ xa hoặc trực tiếp dễ dàng.
4. Khi nào doanh nghiệp cần sử dụng máy chủ riêng?
Máy chủ riêng là dịch vụ:
• Phù hợp với các doanh nghiệp đủ lớn, tài chính mạnh hoặc đang chạy dự án ngắn hạn.
• Giải quyết nhu cầu mở rộng phần cứng để chạy website nặng và lưu trữ nguồn dữ liệu lớn.
• Đáp ứng mong muốn đặt máy chủ ở Data Center đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo tốc độ đường truyền mạnh mẽ và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
5. So sánh Shared Hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server
Shared Hosting, VPS, Dedicated Server đều có những tính năng và ưu/nhược điểm riêng. Việc lựa chọn sẽ sử dụng dịch vụ nào chủ yếu tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách, nguồn lực của bạn.
6. Lưu ý khi chọn nhà cung cấp máy chủ
Chọn sử dụng dịch vụ máy chủ nghĩa là bạn đã đầu tư rất nghiêm túc vào việc kinh doanh của mình. Hãy đảm bảo ngân sách của mình được dùng hiệu quả bằng cách chú ý những điều sau khi chọn nhà cung cấp dịch vụ máy chủ.
Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365
Khi thuê dịch vụ máy chủ của bất kỳ đơn vị nào, điều bạn cần quan tâm là họ có chính sách hỗ trợ kỹ thuật 24/7 hay không. Bất kì sự cố nào xảy ra với hệ thống dù chỉ trong thời gian ngắn tính bằng giây cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Bạn có thể kiểm tra nhà cung cấp của mình bằng cách liên hệ họ vào các thời điểm như ban đêm, ngày ngày nghỉ, ngày lễ… để xem thực sự họ có hỗ trợ toàn thời gian như cam kết hay không. Nếu không, tốt nhất bạn nên chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chủ lớn để đầu tư hệ thống máy chủ cũng như đội ngũ kỹ thuật riêng thì quá tốt. Tuy nhiên hãy đảm bảo máy chủ của doanh nghiệp được đặt tại trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế về hiệu năng, bảo mật và an toàn.
Băng thông/Lưu lượng truyền tải dữ liệu
Lưu lượng truyền tải dữ liệu (Data Transfer) thường bị nhầm lẫn với khái niệm băng thông (Bandwidth). Băng thông thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu (tính theo bit) trên một giây (bps). Lưu lượng truyền tải dữ liệu cho biết lượng thông tin mà máy chủ có thể trao đổi với một máy chủ/thiết bị khác trong một thời gian nhất định (gồm cả lượng thông tin upload và download của server). Bạn nên chọn nhà cung cấp có giới hạn băng thông lớn hơn mức dự kiến sử dụng để tránh tình trạng tắc nghẽn. Băng thông lớn thì cùng một lúc có nhiều kết nối có thể truy cập vào máy chủ. Ngược lại, băng thông hẹp sẽ khiến các kết nối phải chờ nhau để truy cập, dẫn tới thông tin sẽ bị tắc nghẽn. Tương tự, bạn hãy chọn nhà cung cấp cung cấp không giới hạn lưu lượng truyền tải dữ liệu khi thuê máy chủ để đảm bảo kết nối ổn định.
Tài nguyên phần cứng
Dựa theo nhu cầu của mình, bạn hãy chọn cấu hình máy chủ với phần cứng phù hợp. Đa số các nhà cung cấp sẽ đưa ra nhiều option cũng như dòng máy để bạn lựa chọn. Nếu hiện tại ngân sách của bạn không cao, hãy chọn dịch vụ vừa phải. Tuy nhiên, bạn hãy chắc rằng nhà cung cấp của mình linh hoạt trong việc nâng/hạ cấp tài nguyên khi nhu cầu của bạn thay đổi.
Trung tâm dữ liệu (DC)Tier 3
Máy chủ được đặt tại DC chuẩn Tier 3 uy tín nhất Việt Nam: Viettel IDC và VNPT DATA. Các DC này có đầy đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo:
• Hiệu năng máy chủ: nguồn điện, hệ thống làm mát, kết nối Internet,…
• Bảo mật/An toàn cho máy chủ: được giám sát 24/7, phát hiện sự cố và xử lý kịp thời, hệ thống báo động, báo cháy kịp thời…
Uptime 99.99 %
Có hai khái niệm chỉ thời gian hoạt động của website:
• Uptime: thời gian website hoạt động bình thường
• Downtime: thời gian website “chết”, không truy cập được
Một website hoạt động hiệu quả không chỉ phải load nhanh mà còn phải luôn ở trạng thái “Uptime”. Điều này đồng nghĩa với việc máy chủ web của bạn phải duy trì thời gian hoạt động một cách ổn định, thường xuyên. Người dùng có thể truy cập website bất kì lúc nào, nếu website của bạn không hiển thị thì đúng là một điều tồi tệ. Với các nhà cung cấp Hosting hàng đầu, website của bạn có tỉ lệ Uptime được cam kết lên đến 99.99%. Bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn dịch vụ của nhà cung cấp nào có cam kết Uptime thấp hơn mức này. Hãy chọn các nhà cung cấp đặt server ở Data center chuẩn quốc tế, với mức cam kết Uptime cao nhất..
Các giải pháp đi kèm
Các đơn vị uy tín thường cung cấp các giải pháp đi kèm theo dịch vụ máy chủ như Anti-DDoS, Giải pháp hỗ trợ Video streaming, chống download video, Cluster database, Web Cluster, giải pháp theo dõi và giám sát tập trung. Bạn có thể chọn giải pháp phù hợp với lĩnh vực hoạt động/kinh doanh của mình.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VPS hay Cloud Server? Lựa chọn nào mới là tối ưu cho Doanh nghiệp kỷ nguyên 4.0
VPS trước đây vẫn được xem là hình thức lưu trữ quen thuộc khi có sự tăng thêm các nhu cầu về tài nguyên như CPU, RAM, HDD… Tuy nhiên, với thực tế "công nghệ hóa" kinh doanh và sản xuất đang diễn ra ngày một mạnh mẽ và liên tục như hiện nay, những nhu cầu về tài nguyên này cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Cloud server bên cạnh đó xuất hiện như một lựa chọn mới cho doanh nghiệp, cũng cấp những khả năng lưu trữ đặc thù, Vậy hai hình thức lưu trữ này khác nhau như thế nào và nên lựa chọn hình thức nào?
VPS (Virtual Private Server) là gì?
Một máy chủ vật lý, được "ảo hoá" và chia nhỏ ra thành nhiều máy chủ với tài nguyên nhỏ hơn. Mỗi server hoạt động riêng biệt với toàn bộ chức năng tương tự như 1 server vật lý hoàn chỉnh, có CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng.
VPS cũng là máy chủ ảo nhưng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý chung.
Cloud server là gì?
Cloud server trong khi đó lại gộp chung hệ thống và tài nguyên của nhiều server lại làm 1 cụm. Do đặc tính kết hợp nhiều cụm máy chủ vật lý lại với nhau nên khi xảy ra sự cố hoặc lưu lượng tăng cao, các dịch vụ host trên đó đơn giản sẽ được di dời sang một cụm máy chủ vật lí khác, tạo ra khả năng xử lý không giới hạn lưu lượng truy cập.
So sánh sự khác biệt giữa VPS và Cloud server, nên chọn VPS hay Cloud server cho doanh nghiệp?
Kết luận:
Khi các doanh nghiệp đang trong cuộc đua khốc liệt về tốc độ và khả năng đổi mới, những yêu cầu về tính sẵn sàng và mức độ mở rộng tài nguyên cũng ngày một trở nên cấp thiết hơn.
Rõ ràng VPS trong giai đoạn cách mạng công nghệ mạnh mẽ hôm nay khó có thể đáp ứng được những đòi hỏi nảy sinh không ngừng khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển và mở rộng mạnh mẽ theo xu hướng thời đại. Cloud server với khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu về tính ổn định, sẵn sàng, và độ linh hoạt cao hơn hẳn các loại hosting truyền thống sẽ là trợ thủ đắc lực cho sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
BizFly Cloud trong đó là một trong những nhà cung cấp cloud server Việt Nam hàng đầu hiện nay. Với kinh nghiệm dày dạn và phong phú khi thực hiện nhiều dự án liên quan đến hạ tầng và các giải pháp đám mây cho nhiều khách hàng lớn như VCCorp, Vingroup, báo Tuổi Trẻ, báo Dân trí, trang thương mại điện tử Adayroi, Đài truyền hình VTV..., BizFly Cloud tự tin là có khả năng đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật khắt khe và chuyên biệt từ phía khách hàng, đối tác. Hiện nay, hơn 300 khách hàng lớn nhỏ trên khắp cả nước đã tin tưởng lựa chọn các giải pháp đám mây của BizFly cho những nhu cầu đặc thù của họ.
Thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS- Giải pháp lưu trữ an toàn, khoa học
Ổ cứng lưu trữ mạng NAS hay còn gọi là thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS có không gian lưu trữ rộng lớn, nhằm thỏa mãn những nhu cầu căn bản nhất về máy tính như duyệt web, nghe nhạc hay xem phim cùng những tính năng hữu ích và nâng cao hơn. Nhưng để lựa chọn một ổ cứng lưu trữ mạng NAS phù hợp với từng nhu cầu hay mục đích sử dụng, bạn cần lưu ý những tiêu chí cơ bản sau đây.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khái niệm thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS là gì?
NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage (thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS gắn vào mạng). Ổ cứng lưu trữ mạng NAS thường được sử dụng để lưu trữ và chia sẻ file. Đặc biệt là streaming các dữ liệu đa phương tiện. Sử dụng hệ thống NAS rất tiện lợi, khi bạn không có nhà hay văn phòng mà vẫn truy cập được dữ liệu ở nhà một cách dễ dàng.
Những tiêu chí khi chọn mua thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS
Dung lượng thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS
Việc lựa chọn dung lượng ổ lưu trữ mạng NAS có ảnh hướng rất lớn đến giá thành. Các ổ NAS dành cho cá nhân thường ít hỗ trợ ổ SATA gắn trong, mà dùng ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB. Một số NAS loại này có tới 4 cổng USB có thể hỗ trợ các ổ cứng tới dung lượng cả TB.
Thông thường, các ổ NAS đi kèm sẵn ổ cứng bên trong sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngược lại. Chính vì điều đó, bạn hãy mua loại không ổ (disk less), tự lắp các ổ rời vào.
Với các ổ cứng dành cho doanh nghiệp, không cần phải nói đến khả năng mở rộng của chúng. Chẳng hạn như, ổ QNAP TS-212 chỉ có 1 cổng USB cho mở rộng, thế nhưng lại hỗ trợ iSCSI để tạo các đĩa ảo nhằm nâng cao dung lượng.
Sức mạnh xử lý của thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS
Các thiết bị NAS cũng có bộ nhớ RAM và vi xử lý. Nếu bộ xử lý càng nhanh RAM càng nhiều , NAS đó có hiệu năng càng cao. Nếu nhu cầu sử dụng của bạn càng cao, việc thực hiện các thao tác hoạt động I/O liên tục, nên đầu tư vào những bộ NAS dùng chip ATOM. Vì các NAS rẻ hơn thường dùng chip Marvell. Vài NAS cho phép ta nâng cấp RAM, nhưng hầu hết đều gắn chết vào mainboard.
Mức tiêu thụ điện của thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS
NAS được tạo ra để tiết kiệm điện, so với những hệ thống máy chủ mạng. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý tới các giải pháp, nhà sản xuất cung cấp có đầy đủ không. Bởi có NAS cho phép quản lý quạt, điện năng tiêu thụ hay chỉ chạy quạt khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng nào đó. Các NAS doanh nghiệp, thậm chí còn có thể kiểm soát cả dòng điện của CPU…
Thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS có điều khiển từ xa
Hiện nay đã có rất nhiều NAS hỗ trợ quản lý từ xa, ví như các dịch vụ trên nền đám mây hay quản lý thông qua giao diện web. Tích hợp vói các dịch vụ nền đám mây là một tính năng rất quan trọng. Nếu bạn muốn chia sẻ dễ liệu dễ dàng hơn với bạn bè và người thân.
Nguồn tin:Theo TCTY TN&MT VN Tổng hợp