Tin tức
Triển khai ứng dụng thiết bị bay chụp ảnh không người lái UAVER AVIAN RTK/PPK tại Việt Nam
11/12/2018
Chương trình huấn luyện, đào tạo chuyển giao công nghệ bay chụp ảnh hàng không bằng hệ thống UAVER Avian RTK/PPK được phối hợp thực hiện bởi 3 bên gồm Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Hãng Carbon-Based Technology, Công ty TNHH ANTHI Việt Nam. Chương trình đào tạo được tổ chức với qui mô chưa từng có cả về số lượng học viên lẫn thời gian khóa học cũng như số chứng chỉ phi công UAV mà các học viên đã đạt được.
Các chuyên gia UAVER nhận nhiệm vụ tham gia khóa đào tạo lần này không chỉ giàu kinh nghiệm trong điều khiển thiết bị bay chụp mà còn am hiểu sâu sắc về hệ thống điện, điện tử và quang học nên học viên ngoài được lĩnh hội những nội dung về vận hành hệ thống bay chụp và đo vẽ ảnh, còn được giải thích cặn kẽ, hiểu tường tận về cấu trúc hệ thống để có thể tự mình kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hay thay thế linh kiện, thiết bị một cách dễ dàng, chính xác, đặc biệt trong các tình huống yêu cầu khắc phục sự cố ngay trên thực địa để hạn chế tối đa thời gian gián đoạn công việc.
HUẤN LUYỆN TRONG PHÒNG
Khóa học bắt đầu với những giới thiệu khá chi tiết về lịch sử hình thành, các thiết kế UAV đang thịnh hành trên thế giới và giải pháp chuyên nghiệp mang thương hiệu UAVER đã được triển khai thành công trong thực tiễn.
Ngay sau đó là nội dung chính của khóa học với những mô tả đầy đủ, chi tiết về các hợp phần cấu thành nên hệ thống UAVER Avian RKT/PPK từ thân vỏ, đến các linh kiện điện tử, nguồn điện hay vị trí các cảm biến GPS, IMU, Đo gió, Áp suất, La bàn,…
Điều đầu tiên học viên được huấn luyện đó là hiểu rõ về các hợp phần, vị trí, chức năng và tính liên kết trong quá trình vận hành bay. Ngay sau đó, học viên được chia thành các nhóm lần lượt thực hành tháo – lắp thiết bị. Điều đặc biệt của hệ thống mà học viên cần nắm bắt được đó là nhờ thiết kế khí động học và thân bằng sợi carbon tổng hợp nên toàn bộ các hợp phần thân vỏ đều lắp ráp bằng các khớp nối với vít nhựa tổng hợp mà không cần bất kỳ một loại keo dán đặc biệt hay ốc vít sắt xiết chặt. Ngoài những yếu tố điện tử như động cơ, cánh lái, gió hay áp suất thì việc cân bằng hệ thống trong quá trình lắp đặt cũng vô cùng quan trọng, hay quy trình gấp dù và lắp dù cũng phải đảm bảo gọn gàng, đúng vị trí chuẩn xác nhằm loại bỏ tối đa những rủi ro mà thiết bị bay có thể gặp phải từ khi cất cánh cho đến lúc hạ cánh an toàn.
Sau khi thành thục với quy trình tháo và lắp ráp thiết bị, học viên tiếp tục được hướng dẫn sử dụng với lưu ý vận hành máy chụp ảnh Sony Alpha 7R, quy trình nạp pin nguồn điện thế cao, kiểm tra sơ bộ hoạt động và trạng thái kết nối giữa các hợp phần thiết bị cũng như với máy tính đã cài sẵn phần mềm giám sát, điều khiển Avian.
KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH - ĐỊA VẬT
Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mỗi ca bay, đó là địa hình cất hạ cánh phải đảm bảo các tiêu chí không chỉ bề mặt địa hình thông thoáng, rộng rãi, hạn chế tối đa gần các nguồn phát sóng vô tuyến điện hay từ trường cao, khu vực có nhiều hồ ao, cây cối rậm rạp, nhiều đá sỏi, mà còn phải phù hợp các qui định về an ninh hàng không, an toàn trật tự xã hội theo đúng nội dung được cấp phép bởi đại diện cơ quan quản lý thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tính toán chiều cao, khoảng cách các \
đối tượng có thể gây cản trở hướng cất hạ cánh.
LẬP PHƯƠNG ÁN VÀ KẾ HOẠCH BAY
Sử dụng phần mềm lập kế hoạch Avian RTK/PPK cài đặt trên máy tính PC:
1. Chọn vị trí cất cánh
Điểm Home point – Điểm quay về gần điểm cất cánh.
2. Cho vị trí hạ cánh cho UAV
Điểm Landing point – Điểm hạ cánh trước khi bung dù.
3. Thiết kế tuyến bay:
Thiết lập các thống số bay chụp như Độ phân giải ảnh, độ cao bay, số đường bay, độ chồng phủ của ảnh chụp, tính toán thời gian một ca bay.
TIẾN HÀNH BAY CHỤP ẢNH
Sử dụng phần mềm kiểm tra và kiểm soát hệ thống bay Avian RTK/PPK
1.Kiểm tra tổng thể hệ thống trước khi cất cánh
Bao gồm: Lắp đặt, kiểm tra cẩn thận đầy đủ các khớp nối, cân bằng toàn thân, máy ảnh, la bàn, GNSS, cảm biến gió, áp suất thân vỏ, dù đáp, cánh gió, động cơ điện hai bên, kết nối radio.
1. Chuẩn bị vị trí phóng: Kiểm tra nền đất, đảm bảo chắc chắn và bằng phẳng để đóng cọc cố định bệ phóng hay dây căng.
1. Cất cánh và kiểm soát máy bay:
a. Sau khi kiểm tra tất cả các thống số và yếu tố an toàn bay đạt yêu cầu, tiến hành cho UAV cất cánh. Lưu ý về hướng cất cánh ngược với hướng gió.
b. Sau khi đạt độ cao bay chụp, tự động hệ thống sẽ chụp ảnh và gửi về cho trạm điều khiển.
c. Phần mềm trên trạm điều khiển liên tục thu nhập thông tin về dữ liệu, cập nhật ví trí UAV cũng như tín hiệu hiệu chỉnh phân sai RTK thông qua kết nối radio trong bán kính từ 5km đến 10km.
d. Trong trường hợp khẩn cấp như hỏng cả 2 động cơ đồng thời, hoặc hết pin dù sẽ tự bung ra và phát về vị trí GPS giúp cho việc tìm kiểm vị trí máy bay rơi thuận tiện hơn. Ngoài ra, phi công điều khiển trạm mặt đất cũng có thể vận hành UAV bằng thiết bị cầm tay và bung dù khi gặp tình huống nguy cấp.
1. Hạ cánh
a. Kết thúc tuyến đo theo kế hoạch, UAV tự động quay về vị trí hạ cánh đã định sẵn, hạ dần độ cao theo chiều xoáy ốc và tự động bung dù ở độ cao thiết kế ban đầu.
b. Thông thường vị trí hạ cánh sẽ xuôi gió hướng về trạm điều khiển, để điểm tiếp đất gần vị trí phi công điều khiển. Và điểm hạ cánh nên ở nơi đồng cỏ, đất, cát mềm. Tránh khu vực có bề mặt đá sỏi, nhiều cây cối rậm rạp hoặc ao hồ.
1. Trút dữ liệu ảnh, tính toán tâm ảnh và các tham số định hướng
a. Thực hiện việc tính toán vị trí tâm ảnh và các nguyên tố định hướng máy ảnh bằng phầm mềm AVIAN RTK/PPK.
b. Kết quả thu được trong file tính vị trí máy ảnh và các nguyên tố định hướng máy ảnh gồm:
- Số hiệu ảnh
- Tọa độ tâm ảnh ở hệ tọa độ UTM WGS 84, hệ độ cao ellipsoid
- Góc lệch ψ (Yaw), góc nghiêng θ ( Pitch ), góc xoắn φ (Roll)
- Chuyển đổi hệ tọa độ từ WGS84 sang VN2000 sử dụng phần mềm miễn phí của Việt Nam có tên DPSurvey.
Nguồn tin:Theo Tổng công ty TN&MTVN tổng hợp