Tin Tức
0 Ngày 16/9, nhân Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon báo động nguy cơ các chất có khả năng làm Trái Đất nóng lên đang được sử dụng phổ biến để thay thế các chất phá hủy tầng ozone bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam hiện nằm trong danh sách 5 nước trên thế giới phải gánh chịu tác động nặng nề nhất từ thảm họa biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng với nguy cơ nước biển dâng. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 7oC và mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm.
0 Tại cuộc gặp mặt báo chí nhân Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn 16/9/2011 với chủ đề “Loại trừ các chất HCFC: Một cơ hội duy nhất”, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu nhấn mạnh, cần sớm loại trừ các chất HCFC (chất suy giảm tầng ôzôn), bởi nếu không loại trừ ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ đủ tiền để loại trừ sau này, một khi lượng tiêu thụ HCFC tăng 10-15%/ năm. 

Vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp là những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) sẽ tổ chức tại thành phố biển Đơbần (Durban), Nam Phi vào cuối năm nay.

0 Ban điều phối Chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tại Việt Nam vừa cho biết, đã có 13 tỉnh thành ở Việt Nam tham gia chiến dịch, với hơn 1.500 tình nguyện viên đang là lực lượng nòng cốt thực hiện các hoạt động của chiến dịch cộng đồng chống biến đổi khí hậu (BĐKH) có quy mô lớn nhất hành tinh này.
Kể từ sau buổi họp báo phát động chiến dịch toàn quốc diễn ra vào giữa tháng 8/2011, hàng loạt hoạt động đã diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như: Chiến dịch Không ống hút, Chương trình Tháng hành động vì màu xanh học đường, các hoạt động truyền thông về BĐKH tại nơi công cộng….
Trong một tuyên bố đưa ra sau hai ngày họp tại Inhotim (Brazil) để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do LHQ tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Nam Phi, các Bộ trưởng phụ trách thương lượng về biến đổi khí hậu của bốn nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc kêu gọi gia hạn Nghị định thư Kyoto trước khi hết hiệu lực vào năm 2012.
Trong hai ngày 5 và 6/9, Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “ Nguy hiểm động đất, sóng thần và các hệ thống cảnh báo sớm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học đến từ các nước Nga, Niudilân, Inđônêxia, Italia... Đây là cơ hội để các nhà khoa học trong khu vực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm ra những phương pháp cảnh báo sớm các thiên tai cho cộng đồng, giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về vật chất và con người.
0 Bộ TN&MT đang hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật theo lộ trình. Trao đổi với Báo TN&MT, PGS. TS. Trần Thục (ảnh), Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, người chủ trì nhóm nghiên cứu xây dựng kịch bản cả 2 phiên bản, năm 2009 và hiện nay, cho biết, một số chỉ số khí hậu có xu hướng gia tăng so với kịch bản 2009 khi được chi tiết hóa cho các vùng.
Tóm tắt nội dung chính của Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị đinh thư Kyoto
0 Ngày 3-9, Liên hiệp quốc đã khởi động Cơ chế công nghệ của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại thành phố Bon của Cộng hòa Liên bang Đức.
0 Ngày 30/8, Thư ký hành pháp Nhóm cấp cao về phát triển bền vững thế giới (GSP) của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Janos Pasztor, đã tuyên bố nêu rõ việc kéo dài nghị định thư Kyoto là đặc biệt quan trọng, đồng thời khẳng định rằng: “giai đoạn cam kết đầu tiên đã hoàn thành song Nghị định thư sẽ không bao giờ chết”.
0 Kết quả một công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chu kỳ ENSO (gồm hai hiện tượng El Nino và La Nina) với các cuộc xung đột và bạo lực trên thế giới trong giai đoạn 1950-2004 cho thấy El Nino là nguyên nhân gây ra 21% các cuộc nội chiến trên thế giới.
Tỷ lệ trên tăng lên gần 30% ở những nước chịu tác động trực tiếp của hiện tượng này.
0 Ngày 27/8, bốn nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc kêu gọi gia hạn Nghị định thư Kyoto trước khi hết hiệu lực vào năm 2012.
0 Ngày 24-26/8, hội thảo Các công cụ chính sách và pháp lý về quản lý đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi khí hậu Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu Pháp luật và Chính sách phát triển bền vững tổ chức tại Hà Nội.
0 Hiện cả nước mới 17/63 tỉnh, thành đề xuất được danh mục các dự án biến đổi khí hậu ưu tiên thực hiện trong 10 năm tới. Cái khó của nhiều địa phương là thiếu cơ sở xác định một dự án mang tính biến đổi khí hậu, trong khi ranh giới giữa biến đổi khí hậu với phòng chống thiên tai khá mờ nhạt.