Tin Tức
0 LiDAR có nhiều ứng dụng và tiện ích với phạm vi đầy đủ của chúng. LiDAR là một trong những mảng công nghệ tạo thành khối xây dựng cơ bản của kỷ nguyên tự động hóa mới. Từ các ứng dụng cơ bản trong cảm biến đến in 3D, quét 3D, mô hình hóa và các thành phố thông minh, LiDAR đang biến đổi thế giới theo nhiều cách. Chúng ta hãy xem xét một số lĩnh vực ứng dụng chính của LiDAR
0 Đo vẽ ảnh hàng không (Photogrammetry) là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong thu thập số liệu và thông tin 3D mật độ cao. Thực tiễn phương pháp này có tuổi đời tương đương với kỹ thuật chụp ảnh hiện đại, tức là vào khoảng giữa của thế kỷ 19.
0 Khả năng ứng dụng kỹ thuật trong công tác khảo sát một số dạng công trình ở Việt Nam như: Khảo sát bến tàu, bến cảng; khảo sát luồng tàu trên sông và trên biển; khảo sát đường ống dẫn dầu, dẫn khí; quy hoạch biển bảo vệ tài nguyên;… $0
0 Trong quá trình quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, dữ liệu địa không gian đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây, công nghệ địa không gian hiện đại như hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS), hệ thông tin địa lý (GIS), viễn thám vệ tinh (RS), máy bay không người lái (UAV), quét laze hàng không (LiDAR), quét laser mặt đất (TLS)… không ngừng được phát triển nhằm thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin các thực thể và hiện tượng trên bề mặt Trái đất. Chất lượng dữ liệu ngày càng cao giá thành dữ liệu ngày càng thấp, mở ra khả năng ứng dụng dữ liệu địa không gian trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.
0 Hiện nay, hầu hết các thiết bị có công nghệ mới, hiện đại trong ngành đo đạc bản đồ đều được phân phối để ứng dụng vào sản xuất tại các Công ty Đo đạc, thành lập bản đồ bởi Công Ty TNHH Đất Hợp và một vài Công ty cung cấp thiết bị trong nước. Nổi bật là một số công nghệ sau:
0 Sáng ngày 10/7, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.

Nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Nghành Đo đạc và Bản đồ, và  tổ chức Hội nghị quốc tế các nhà đo đạc thế giới (FIG Working Week 2019). Để tham dự sự kiện này, Việt Nam cần chuẩn bị các báo cáo khoa học tiêu biểu nhằm giới thiệu và trao đổi với các chuyên gia quốc tế. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phối hợp cùng Hội Trắc địa -  Bản đồ - Viễn Thám Việt Nam và các đơn vị liên quan, tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc Ngành Đo đạc và Bản đồ năm 2018.
0 Đó là nhiệm vụ trọng tâm mà Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam tập trung thực hiện trong năm 2018 tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 diễn ra sáng ngày 29/12. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và đại diện công chức, viên chức, người lao động của Cục.
0 Chiều 9/8, tại TP. Đà Nẵng, Đoàn khảo sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, do ông Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Đà Nẵng để tìm hiểu về việc thực hiện chính sách pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cùng dự.
0 Sáng ngày 11/11, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ. Tham dự có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập là đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
0 Thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc, ngày 19/12, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Cục Điều tra địa chất Trung Quốc lần lượt tổ chức lễ khởi động khảo sát chung tại khu vực thoả thuận vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ tại TP. Đà Nẵng (Việt Nam) và TP. Quảng Châu (Trung Quốc).
0 Sáng ngày 02/6, tại trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.

0 Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh” được triển khai thực hiện sẽ giúp cho tỉnh có cơ sở xây dựng các phương án, các giải pháp trong công tác quản lý cũng như phối hợp tốt hơn với các đơn vị, sở, ban, ngành trong và ngoài tỉnh để bảo vệ, sử dụng hợp lí và phát huy những giá trị của vùng bờ biển.
0  Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của các Bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lí hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kí Quyết định đặt hàng thực hiện nội dung Thiết kế kĩ thuật - dự toán “Hiện chỉnh, biên tập và chế in bản đồ hành chính khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc, gồm 9 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang”.

0 Ngày 29/01/2016, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và ông Chang Jae-yun, Giám đốc Quốc gia của KOICA tại Việt Nam đã ký Biên bản thảo luận về Dự án “Tăng cường năng lực định giá đất và hệ thống thông tin giá đất dựa trên VietLIS cho Việt Nam”. Tham dự Lễ ký kết còn có lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai và đại diện của KOICA tại Việt Nam.