Tin Tức
0 Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước...

0 Trong bức thông điệp nhân Ngày thế giới chống sa mạc hóa (17/6), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng người dân sinh sống tại các vùng đất đai khô cằn của thế giới rằng sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nghèo đói và biến đổi khí hậu. Do đó, giải pháp tốt nhất đối với các chính phủ trong việc làm ra đủ lương thực nuôi sống người dân là phải phát triển bền vững.
0 "Quá trình phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ra sức ép không nhỏ đối với môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn và tài nguyên bị suy thoái hơn" - Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh tại buổi công bố "Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam" diễn ra cuối tuần qua.
0 Theo giới phân tích, kinh tế thế giới đang dần vượt qua những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn năng lượng. Chủ tịch Tập đoàn ExxonMobil (chi nhánh tại Nga) Glen Rô-lơ đã đưa ra dự đoán về sự phát triển của ngành năng lượng thế giới tới năm 2030. Theo các tính toán của Tập đoàn này, tới năm 2030, nhu cầu về các nguồn năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% so với năm 2005.
0 Nước sông Hồng có nguy cơ không còn hồng nữa. Nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra hàm lượng phù sa đổ về dòng sông này ngày càng giảm, gây ra các thay đổi về môi trường khó lường trước.
 “Trong bối cảnh hiện nay, không phải DN nào cũng có điều kiện để đầu tư công nghệ sạch, áp dụng nhiên liệu sạch... vào sản xuất để bảo vệ môi trường. Vấn đề là phải có lộ trình và có sự hỗ trợ của Nhà nước” - ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chia sẻ với DĐDN nhân ngày môi trường thế giới 5/6.
0 Từ nay đến 2020, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng.
0 Kết quả điều tra tại 10 chung cư Hà Nội của Trung tâm khoa học môi trường và phát triển Bền vững cho thấy, hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở.
0 Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết hoạt động phát hành trái phiếu "xanh" có thể huy động hàng trăm tỷ USD/năm để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế "sạch", nếu chính phủ các nước đặt ra những mục tiêu tầm cỡ trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
0 Nhằm tăng cường nhận thức cho cán bộ quản lý đô thị của quận - huyện và các sở - ngành TP trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung cũng như tiếp tục phát triển mô hình “Công trình xanh” nói riêng, tuần qua, Sở Xây dựng TPHCM đã phối hợp với PADDI (Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị) tổ chức khóa tập huấn “Hỗ trợ chủ công trình nhà nước trong khuôn khổ công trình xanh (CTX), xây dựng bền vững ứng phó với BĐKH”.
0 Trong báo cáo công bố ngày 12/5, Liên hợp quốc đã lên tiếng cảnh báo các hệ quả tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với quá trình đô thị hóa.
0 Chi tiêu cho môi trường là một trong những cơ chế đảm bảo nguồn lực thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Ở Việt  Nam, nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường (BVMT) đã được quan tâm. Từ năm 2006 đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước đã được duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước.
0 Dựa theo kết quả cuộc khảo sát gần đây của GE Energy (tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ đa dạng về công nghệ, truyền thông và tài chính), có khoảng 2 trong số 3 người Việt Nam đánh giá ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường đáng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đồng thời cũng chỉ ra rằng hơn 2 trong số 3 người Việt Nam không biết rằng một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là việc đốt nhiên liệu hóa thạch để phát điện.
0 Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội là 12%, đặc biệt từ khi được mở rộng, vấn đề phát triển công nghiệp đi đôi với đô thị hoá đã gây áp lực đối với môi trường thủ đô.
0 Đan Mạch có được thị phần doanh thu quốc gia lớn nhất của mình là nhờ sản xuất cối xay gió và các công nghệ sạch khác, Hoa Kỳ cũng đang nhanh chóng mở rộng lĩnh vực công nghệ sạch của mình, nhưng không một quốc gia nào có thể theo kịp tốc độ của Trung Quốc.