Tin Tức
0 Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc chủ trì vừa thông qua dự án Đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (KHĐC& KS) thực hiện với sự tham gia của Viện Nghiên cứu Địa chất toàn LB Nga (VSEGEI), Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

0 Sau nhiều cuộc họp, lấy ý kiến đóng góp của đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ KH-ĐT, Tài chính, Công Thương, Hội Địa chất…) và chỉnh sửa, sáng 27/5, đề án Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam đã được Hội đồng thẩm định thông qua.
0 Ngân hàng danh tiếng Goldman Sachs đưa ra dự báo, việc phương Tây ồ ạt mở các mỏ quặng mới để cạnh tranh với “đại gia” đất hiếm Trung Quốc sẽ khiến thị trường này xuất hiện tình trạng cung vượt cầu.
0 Bộ Tài nguyên & Môi trường đang lấy ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, có hiệu lực từ 1-7. TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án Năng lượng sông Hồng (Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho rằng còn nhiều lỗ hổng cần bịt để chống lãng phí tài nguyên.



0 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hôm 6/5 công bố đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bô xít, quặng laterit miền Nam Việt Nam để các chuyên gia cùng góp ý.
0 Tại Hội thảo đóng góp của các cơ quan, ban ngành, các nhà khoa học về đề án “ Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxite, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam” do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (ĐC&KS VN) vừa tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã khẳng định: Với đầy đủ các cơ sở pháp lý, đảm bảo các mục tiêu trước mắt và lâu dài, được Bộ TN&MT trực tiếp chỉ đạo và Cục ĐC&KS VN thực hiện có bài bản, công phu, với nhiều ý kiến đóng góp quý báu của của các Bộ, ngành có liên quan, các nhà khoa học, tập thể tác giả đề án cần tiếp thu chỉnh sửa, hoàn thiện nhanh đề án để trình Bộ và Chính phủ phê duyệt. Việc thiết kế các bước, hệ phương pháp điều tra cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở đẩy nhanh được tiến độ và tiết kiệm tối đa chi phí.
Đây là cảnh bảo của PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Bởi nước ta nằm ở phần Đông Nam của mảng lục địa Âu, Á, giữa mảng Ấn Độ và mảng Philippin. Đặc biệt, ở miền Bắc tồn tại hệ thống đứt gãy đã và đang hoạt động rất phức tạp là đứt gãy Lai Châu-Điện Biên, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Cả, đứt gãy kinh tuyến 109-110 độ...nên có thể xảy ra động đất mạnh lên tới 7 độ richter.

0 Ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu tính minh bạch trong kinh doanh.



0 "Nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ cứ dùng dây leo lên, khoan nổ mìn, để khai thác “chụp giật” kiếm lợi nhanh... Không chỉ có khai thác đá, mà cả các công nghệ khai mỏ khác chúng ta vẫn còn phải học hỏi thế giới nhiều", ông Nguyễn Chân - nguyên Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than (từ năm 1981- 1986) nhận xét.
0 Tiếp thu kiến nghị của một số địa phương, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ cho phép nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản từ tháng 7 tới. Trong đó, mức thu phí khai thác vàng sẽ chiếm khoảng 8 - 9% giá vàng thành phẩm, và khoáng sản tận thu cũng sẽ phải chịu phí bảo vệ môi trường.
0 Như thông lệ, cứ bước vào mùa khô khi nước cạn và mùa xây dựng vào cao điểm thì nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai lại rộ lên. Suốt 1 tháng qua, tình trạng khai thác cát trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa ngang nhiên diễn ra thuộc địa bàn các phường Bửu Hòa, Tân Vạn, Bửu Long và khu vực xung quanh cù lao Hiệp Hòa.
0 Ngày 17/11/2010, tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Luật Khoáng sản (sửa đổi). Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này ban hành để thay thế Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005. Trong đó có nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung mới mang tính cơ bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về khoáng sản.
0 Chưa bao giờ đất hiếm lại xứng đáng với tên gọi của nó trong những ngày qua. Sau khi Trung Quốc quyết định giảm bớt đáng kể lượng xuất khẩu loại nguyên liệu này, cả thế giới, từ Đông sang Tây đã nháo nhào đi tìm nguồn thay thế, trong lúc giá cả đất hiếm trên thị trường gia tăng.
0
Sáng 14/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh số 17/2010/L-CTN của Chủ tịch nước công bố Luật Khoáng sản (sửa đổi). Luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII vừa qua. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Văn phòng Chủ tịch nước còn công bố Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Viên chức.