Tin Tức
0 Hiện nay, nhiều kỹ thuật lọc nước từ cổ điển đến hiện đại đã được hình thành, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đề cập kỹ đến những kỹ thuật lọc nước qui mô, công nghệ tổng hợp mà chỉ gói gọn trong những kỹ thuật đang được phổ cập trong "cuộc sống công nghiệp" của từng gia đình chẳng hạn như công nghệ lọc nước RO. Sau đây mời các bạn cùng điểm qua các công nghệ.
0 Ngày 30/10/2012 tại hai xã Liên Mạc và Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã phối hợp với Hội nông dân huyện Từ Liêm tổ chức 02 Hội thảo phổ biến thông tin công nghệ trong sản xuất nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường, với mục đích giúp bà con tiếp cận những công nghệ mới về sản xuất nông nghiệp sạch và các giải pháp bảo vệ môi trường.

0 Trong buổi thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực chiều 23-10, ngoài những vấn đề về giá điện, điện cho nông thôn…, vấn đề phát triển thủy điện tràn lan, an toàn đập thủy điện, nhất là với trường hợp thủy điện Sông Tranh 2 trong thời gian gần đây, được nhiều đại biểu đề cập khá gay gắt.

0 Ngày 21/06, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), trong đó khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách tiết kiệm nước. Việc sửa đổi Luật này được đánh giá là cần thiết trong bối cảnh thực tế thi hành Luật Tài nguyên nước trong thời gian qua cho thấy còn một số tồn tại, bất cập.
0 Thừa Thiên - Huế vừa loại 6 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch đến năm 2020 vì hiệu quả kinh tế thấp, hạ tầng giao thông kết nối không đồng bộ và ảnh hưởng xấu đến môi trường. 3 dự án thủy điện khác bị thu hồi giấy phép do triển khai chậm.

0 Ngày 12/10, tại Hải Phòng, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tổ chức Hội thảo “Góp ý kiến đối với Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước” tại khu vực phía Bắc. Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy chủ trì hội thảo.

UBND TP Hà Nội vừa có Chỉ thị số 24/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
0 Ngày 20-12-2011, tại Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Phổ biến về tác động của phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong” do Ủy ban Sông Mekong Việt Nam tổ chức. Trên 50 đại biểu là các nhà khoa học, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL đã đến dự.
0 Hậu quả của những năm chiến tranh và tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đã kéo theo sự gia tăng dân số, đô thị hóa, tạo sự đan xen giữa các khu vực tập trung dân cư với các nhà máy, xí nghiệp mà quá trình hoạt động phải thường xuyên sử dụng các vật tư, nguyên liệu, hóa chất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hoặc xả ra các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước như kim loại nặng, dioxin, DDT...Tình trạng này đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Không ít nơi trên các vùng miền cả nước đã xuất hiện tình trạng hàng loạt người dân sinh sống trong một khu vực bị tử vong do căn bệnh ung thư (thường gọi là “làng ung thư”). Hiện cả nước tồn tại 37 làng ung thư mà một trong những nguyên nhân là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
0 Theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô sẽ cơ bản được lấy từ nguồn nước mặt thay vì chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm như hiện nay.

0 Ngày 5/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo nhận định tại Chiến lược, biến đổi khí hậu đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
0 Trong hai ngày 8-9/12/2011 tại Hải Phòng, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã phối hợp với với Cơ quan Hợp tác phát triển Bỉ (BTC) tổ chức hội thảo tập huấn về giá trị tài nguyên nước. Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Lê Hữu Thuần chủ trì Hội thảo.
0 Đầu tháng 12, sáu nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) đã họp mặt tại Hà Nội nhằm thảo luận cách thức thực hiện mục tiêu về một khu vực thịnh vượng và công bằng hơn thông qua phát triển kinh tế xanh. Tăng trưởng xanh đã trở thành chủ đề trọng tâm của Diễn đàn Tiểu vùng Sông Mê Công lần này.

0 Khoảng 1/2 dân số nước ta chưa đủ nước sinh hoạt đặt ra nhiều thách thức hơn cho ngành cấp nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. PGS.TS. Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) cho biết, tài nguyên nước là một trong hai lĩnh vực dễ tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, sau an ninh lương thực.
0 Theo chỉ tiêu phân cấp tiềm năng tài nguyên nước, Việt Nam tương đối đủ nước, nhưng do phân phối không đều trong năm và giữa các vùng, nguồn nước bị suy thoái nên nhiều vùng khan hiếm nước, thiếu nước trầm trọng. Hơn nữa, tranh chấp lợi ích từ nguồn nước diễn ra cả trong nước và quốc tế khiến vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng "nóng".