Tin tức

Bộ TN&MT: Kiểm tra hệ thống điểm gốc độ cao quốc gia tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng 29/05/2020

0
Ngày 27/5, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra hệ thống điểm gốc độ cao quốc gia tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.





Đoàn công tác chụp ảnh tại mốc độ cao quốc gia (Đồ Sơn, Hải Phòng)

Tham gia đoàn công tác có ông Hoàng Ngọc Lâm - Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam; ông Hoàng Ngọc Huy - Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ.

 

Đoàn công tác kiểm tra trạm Hải Văn Hòn Dấu

Theo báo cáo của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam, Hệ thống độ cao quốc gia đã được xây dựng trong gần 60 năm qua. Theo xu hướng chung của thế giới và thực trạng hệ thống độ cao của nước ta, cần phải được hoàn thiện và hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc  phòng của đất nước. Trước mắt, tập trung xác định giá trị “0” của  gốc độ cao quốc gia thông qua việc tính toán mực nước biển trung bình tại trạm Hải văn Hòn Dấu và các trạm Hải văn đại diện các phân vùng biển với chuỗi số liệu nghiệm triều 18,6 năm gần nhất; xác định giá trị “0” của gốc độ sâu quốc gia, xác định giá trị “0” độ sâu cho các vùng biển đặc thù thông qua số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc hải văn.


 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa
tặng quà cho cán bộ kỹ thuật của trạm Rada biển Hòn Dấu

Bên cạnh đó, cần xây dựng và hoàn thiện các mạng lưới độ cao quốc gia có độ chính xác cao gắn với việc kiên cố hóa hệ thống mốc độ cao quốc gia đảm bảo ổn định và sử dụng lâu dài, tập trung chủ yếu cho mạng lưới hạng I và II, nhằm đáp ứng các mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưới độ cao quốc gia gắn với việc kiên cố hóa hệ thống mốc độ cao đảm bảo sử dụng ổn định lâu dài và xác định độ cao trung bình của mặt nước biển ở trạm hải văn Hòn Dấu và các trạm hải văn đại diện các phân vùng biển; xây dựng mặt tham chiếu độ cao quốc gia bằng việc nâng cấp mô hình Geoid độ chính xác cao ở Việt Nam phục vụ việc xây dựng công nghệ đo cao GNSS thay thế công nghệ đo cao truyền thống; xây dựng các mạng lưới quan trắc chuyển dịch đứng hiện đại, kết nối mạng lưới độ cao quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực ven biển bằng việc kết hợp phương pháp đo cao truyền thống và đo cao GNSS.


 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa
tặng quà cho cán bộ của trạm Hải Văn Hòn Dấu

Bên cạnh việc kết nối với hệ tọa độ quốc gia để đồng bộ và thống nhất các bề mặt quy chiếu khác nhau, việc hiện đại hóa độ cao còn xây dựng mô hình geoid độ chính xác cao đảm bảo sử dụng công nghệ GNSS để xác định độ cao với độ chính xác cao cỡ cm.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa
tặng quà cho cán bộ kỹ thuật của trạm DGPS Đồ Sơn

Để sớm triển khai được nhiệm vụ hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống độ cao quốc gia thì việc cần thiết phải xây dựng các trạm quan trắc mực nước biển trên các vùng biển đại diện. Hạng mục công việc này có liên quan đến công tác chuyên môn của nhiều cơ quan, đơn vị trong Bộ, như: Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. Vì thế, trong thời gian tới, rất cần sự tăng cường phối hợp giữa các đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa
tặng quà cho cán bộ kỹ thuật của trạm điểm gốc độ cao quốc gia

Ngoài việc kiểm tra hệ thống mốc độ cao quốc gia tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tới thăm và làm việc với các đơn vị trong Bộ cũng đang làm việc trên đảo Hòn Dấu cũng như tại Đồ Sơn, như: Trạm Hải Văn Hòn Dấu trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn; trạm Radar biển, trạm DGPS trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Tại đây, thay mặt đoàn công tác, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã thăm hỏi động viên khích lệ tinh thần và tặng quà các cán bộ kỹ thuật ngày đêm bám trụ để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các trạm.

Hệ thống độ cao quốc gia đã được xây dựng trong gần 60 năm, qua nhiều giai đoạn, tóm tắt như sau:

Xây dựng hệ thống độ cao ở miền Bắc (1959 - 1964): Lấy mực nước biển trung bình ở Trạm hải văn Hòn Dáu - Hải Phòng với chuỗi số liệu nghiệm triều quan trắc liên tục trong 10 năm (1955 - 1964) làm giá trị “0” của gốc độ cao và điểm tại ngân hàng Hải Phòng (cũ) trong lưới độ cao gốc được chọn là gốc độ cao, hệ độ cao được gọi là Hệ độ cao Hải Phòng – 1972.
Hệ thống độ cao ở miền Nam trước 1975: Hệ thống độ cao ở miền Nam trước 1975 được xây dựng theo hệ độ cao Hà Tiên.
Xây dựng hệ thống độ cao thống nhất trên cả nước giai đoạn 1981 - 1992: Lấy mực nước biển trung bình ở Trạm Hải văn Hòn Dấu với dãy số liệu nghiệm triều quan trắc liên tục trong 43 năm (1950 - 1992) làm giá trị “0” của gốc độ cao quốc gia; xây dựng bổ sung và hoàn thiện lưới gốc độ cao gồm 23 điểm tại khu vực Đồ Sơn và Hải Phòng; xây dựng điểm gốc độ cao quốc gia tại đỉnh đồi Ông Giáp, phường Vạn Hương, TX Đồ Sơn, TP Hải Phòng; đo vượt biển để truyền giá trị “0“ tại Trạm Hải văn Hòn Dấu vào lưới gốc độ cao.



Nguồn tin:Theo monre.gov.vn

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN
VĂN BẢN TRỰC TUYẾN
QUẢN LÝ VB&HSCV
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ