Tin tức

Hội thảo: Thiết lập trung tâm sáng tạo khí hậu tại Việt NamTừ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 2011, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên Môi trường đã phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế thuộc ngân hàng hàng Thế giới (InfoDev) tổ chức hôi thảo “Thiết lập T 21/11/2011

0

Tham dự Hội thảo có ông Kimmo Lahdevirta - Đại sứ Phần Lan, ông Michael Wilson - Tham vấn trưởng vùng Mê Kông và khu vực lân cận, Đại diện cấp cao của cơ quan phát triển quốc tế Úc tại Việt Nam. Hơn 120 đại biểu  đại diện các ban,ngành liên quan, các tổ chức phi chính phủ, quỹ tiền tệ và đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sạch cùng thiết kế cho Trung tâm sáng tạo khí hậu (CIC) Việt Nam.

Hội thảo nhằm thúc đẩy sự đổi mới các công nghệ liên quan đến biến đổi khí hậu tại địa phương, đồng thời giải quyết các rào cản đối với đổi mới sáng tạo bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Mạng lưới các trung tâm sáng tạo khí hậu là một hệ thống trung tâm toàn cầu, đã được thành lập tại nhiều nước và khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Kenya, Indonesia.. và hiện nay đang triển khai tại Việt Nam. Trong vòng 6 tháng tới sẽ hướng tới thành lập được trung tâm CIC tại Việt Nam với nguồn vốn ban đầu do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ 15 triệu đô la.

Ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng việc thiết kế Trung tâm sáng tạo khí hậu ở Việt Nam là cần thiết, nhưng khi thực hiện hay lập quy hoạch cần dựa vào những điều kiện phù hợp với pháp luật và nguồn nhân lực của Việt Nam. Sự chung tay góp sức của các nước tham gia lần này sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được biến đổi khí hậu.

Đại sứ Phần Lan, ông Kimmo Lahdevirta cho biết nước này sẽ hỗ trợ InfoDev của Việt Nam cả về nghiên cứu lẫn các hoạt động hợp tác song phương và đa phương. Chương trình này giúp Việt Nam phát triển theo hướng công nghệ môi trường xanh.

Tham vấn trưởng vùng Mekong cũng sẽ giúp đỡ hỗ trợ nông dân của Việt Nam trong quá trình sản xuất và nghiên cứu các giống lúa chống chịu với biến đổi khí hậu.

Trong các ngày diễn ra hội thảo, các chuyên gia và các nhóm làm việc đã xác định các giải pháp, rào cản trong việc nhân rộng các công nghệ môi trường tại Việt Nam, đó là phát triển công nghệ xanh; tiếp cận nguồn tài chính; tăng trưởng công ty và khởi sự doanh nghiệp; chuyển đổi thị trường; chính sách và thể chế.

Nguồn tin:http://www.dwrm.gov.vn