Tin tức

Chiến lược về biến đổi khí hậu – Cần có tầm nhìn xuyên thế kỷ 11/11/2011

0
Để thực hiện được mục tiêu "xuyên thế kỷ" này, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ trong chính sách pháp luật, khoa học công nghệ, tài chính, hợp tác quốc tế với lộ trình rõ ràng, cụ thể.

Dự thảo Chiến lược đã xác định rõ ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống, phải phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư ; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.


Cần sớm nghiên cứu triển khai các giải pháp để phòng chống hiệu quả thiên tai

Các giải pháp ứng phó với BĐKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH.

Nhiệm vụ trước tiên cần thực hiện trong bối cảnh BĐKH đã gây ra những thảm họa thiên tai bất ngờ khó lường, là chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu. Trong đó, việc cảnh báo sớm được ưu tiên hàng đầu yêu cầu xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát BĐKH và nước biển dâng; hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo KTTV, cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan; mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc và giám sát KTTV với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành KTTV.

Các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do rủi ro thiên tai liên quan tới BĐKH cũng được tính đến về lâu dài phải xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng các công nghệ hiện đại; nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất…

Việc đảm bảo an ninh lương thực và an ninh nguồn nước quyết định đến sự ổn định của Quốc gia cũng được Chiến lược xem là  nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, bên cạnh việc nghiên cứu chuyển đổi giống cây trồng, mùa vụ, áp dụng công nghệ tiên tiến tăng năng suất, thì từ 2015, cần triển khai hệ thống sản xuất nông nghiệp phát thải khí nhà kính thấp, an toàn trước thiên tai và BĐKH và hoàn chỉnh hệ thống này vào năm 2030.

Điểm nhấn của Chiến lược này là cần tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH thông qua điều chỉnh, lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện và tăng cường thể chế, tổ chức.

Theo đó, cần xây dựng, ban hành Luật BĐKH, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật; các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội về vấn đề BĐKH…

Ngoài ra, cần có giải pháp thích ứng với nước biển dâng phù hợp các vùng dễ bị tổn thương, bảo vệ, phát triển bền vững rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó hiệu quả với BĐKH, giảm nhẹ phát thải và tăng cường hấp thụ khí nhà kính ,góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH, Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH và đảm bảo các nguồn lực tài chính.

 "Chiến lược về biến đổi khí hậu (BĐKH) có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác" là một quan điểm chủ đạo trong việc xây dựng Chiến lược này ở nước ta.

Tại một hội thảo mới đây, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chánh Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, Chiến lược về BĐKH đã trình Chính phủ phê duyệt. Dự thảo Chiến lược này xác định rõ tầm nhìn đến năm 2100, Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia thịnh vượng, văn minh, phát triển bền vững với nền kinh tế cacbon thấp, ứng phó thành công với BĐKH và có vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.


 

Nguồn tin:http://www.monre.gov.vn