Tin tức

Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam 09/05/2013

0
Sáng ngày 06/5/2013, tại khách sạn Intercontinental Asiana Saigon, thành phố Hồ Chí Minh,  Hội thảo “Ngày IPv6 Việt Nam” do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – Thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia (IPv6TF) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông



Tiếp theo thành công của Hội thảo IPv6 - Công nghệ và ứng dụng với Việt Nam được tổ chức vào năm 2012 tại Hà Nội (ngày 31/05 và 01/06/2012), Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia đã quyết định tổ chức hoạt động này thành sự kiện thường niên và lựa chọn ngày 06 tháng 05 hàng năm là “Ngày IPv6 Việt Nam”.

 

 Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 500 chuyên gia cấp cao đến từ nhiều hãng cung cấp thiết bị, hạ tầng mạng Viễn thông và Internet nổi tiếng trên thế giới, các doanh nghiệp Viễn thông và Internet trong nước cùng tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tâm điểm là “Lễ khai trương dịch vụ IPv6” - một sự kiện hết sức ý nghĩa do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Công tác Thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, VNNIC chủ trì phối hợp cùng các doanh nghiệp Internet hàng đầu trong nước bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETTEL); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom); Công ty Cổ phần NetNam (NetNam); Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC); Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT) để chính thức khai trương và cung cấp dịch vụ IPv6 trên mạng lưới đánh dấu thời điểm mạng IPv6 quốc gia chính thức hình thành, làm nền tảng cho việc triển khai cung cấp các dịch vụ sử dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam.


 
 Song song với lễ khai trương IPv6 Việt Nam, trong phiên buổi sáng của hội thảo, các chuyên gia hàng đầu từ Diễn đàn IPv6 khu vực Châu Á TBD, Chương trình IPv6 Ready Logo, Trung tâm thông tin mạng Châu Á TBD – APNIC đã trình bày về định hướng, sự cần thiết của việc triển khai IPv6 và xu thế trên thế giới. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu trong nước như VNPT, Viettel, Netnam, FPT Telecom, VTC cũng đã trình bày những ứng dụng, dịch vụ đã triển khai trên IPv6 của doanh nghiệp.

Phiên buổi chiều với phần trình bày của các chuyên gia đến từ các hãng, tập đoàn quốc tế, trong nước (NTT Communication; HP, Nominum; Cisco; BlueCat Network; Zyxel, BKAV)  đã chia sẻ các vấn đề kỹ thuật, bài học kinh nghiệm trong việc triển khai IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng lưới, dịch vụ, về vấn đề an toàn an ninh trong việc triển khai IPv6. Các diễn giả đến từ đơn vị quản lý nhà nước (Cục Ứng dụng CNTT, Vụ CNTT Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ các quan điểm, chính sách hỗ trợ thúc đẩy IPv6, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai IPv6. Đại điện Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam Vinaren đã chia sẻ thông tin về triển khai IPv6 trên phương diện mạng đầu cuối.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Ông Lê Nam Thắng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Trưởng ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia nhận định: “Theo lộ trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 đã được Bộ Thông Tin và Truyền Thông phê duyệt trong Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, năm 2013  được đánh giá là năm có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho Giai đoạn 2 - Giai đoạn khởi động trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về IPv6. Hội thảo “Ngày IPv6 Việt Nam” 2013 sẽ giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc hiện tại và là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật và thúc đẩy phát triển IPv6 của thế giới”.

 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng phát biểu tại Hội thảo “Ngày IPv6 Việt Nam”

Hội thảo “Ngày IPv6 Việt Nam” là một trong những sự kiện quan trọng, ý nghĩa của Việt Nam nói chung và của ngành thông tin và truyền thông Việt Nam nói riêng trong năm 2013. Đây là hoạt động chủ đạo góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển và hội nhập của lĩnh vực viễn thông, CNTT và điện tử của Việt Nam với thế giới.

Giới thiệu về địa chỉ IPv6

Trong hơn hai thập kỷ, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và trở nên vô cùng thông dụng của Internet toàn cầu với giao thức IPv4. Khởi đầu từ những mạng nghiên cứu nhỏ đã trở thành mạng Internet toàn cầu mạnh mẽ, to lớn, kết nối phi địa lý, phi khoảng cách, cùng với sự phát triển vũ bão của máy tính và công nghệ thông tin. Kết nối mạng đã trở nên nhanh hơn, mạnh hơn hàng ngàn lần thời kỳ ban đầu, cùng với sự đa dạng của công nghệ truyền dẫn, kết nối và dịch vụ cung cấp trên mạng. Khái niệm mạng thế hệ mới “Next Generation Network” xuất hiện với xu hướng hội nhập mạng viễn thông và Internet ngày càng trở nên rõ nét, nhằm cung cấp một nền tảng cơ sở hạ tầng duy nhất với đa dạng dịch vụ.

Trong bối cảnh phát triển của Internet, giao thức IPv4 với 32 bít địa chỉ vẫn tiếp tục được sử dụng, hiện đang phục vụ tốt cho hoạt động mạng toàn cầu. Tuy nhiên, IPv4 đã bộc lộ một số hạn chế, khiến những nhà nghiên cứu, những tổ chức tiêu chuẩn hóa chịu trách nhiệm về hoạt động mạng toàn cầu nhận thấy cần có sự phát triển lên một tầm cao hơn của giao thức Internet.
Trong phần 1, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về IPv6, phiên bản mới của thủ tục Internet. Đây là phiên bản của giao thức Internet được thiết kế nhằm khắc phục những hạn chế của giao thức Internet IPv4 và bổ sung những tính năng mới cần thiết trong hoạt động và dịch vụ mạng thế hệ mới. Chúng tôi cũng chia sẻ với các bạn những địa chỉ, nguồn thông tin bạn có thể sử dụng để tìm hiểu thêm, cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ IPv6.

Như các bạn đã biết, mạng IPv4 mà hiện chúng ta đang sử dụng là chỉ có 32 bit nên số địa chỉ có thể đánh ra chỉ có khoảng 4 tỷ. Với mức độ tăng trưởng của Internet ngày càng lớn và số lượng người tham gia các hoạt động trên mạng ngày càng đông như hiện nay thì trong một khoảng thời gian không lâu nữa, số lượng địa chỉ IP4 sẽ bị cạn kiệt. Vì thế việc chuyển sang IPv6 là xu thế tất yếu. IPv6 có 128 bit, lớn hơn rất nhiều nên số địa chỉ sẽ không bị giới hạn. Đó là điểm mấu chốt cho thấy tại sao IPv6 lại cần thiết.

Tuy thế, việc chuyển sang IPv6 lại không đơn giản như đổi số điện thoại, và bạn nên nhớ một điều rằng một máy chạy IPv4 không thể liên lạc được với một máy chạy IPv6. Nên để chuyển đổi chắc cũng mất vài năm với tất cả router, server, client đều phải chạy dual stacks. Có nghĩa là chạy IPv4 và IPv6 cùng một lúc. Nhưng cái cốt yếu hiện nay là ngay cả các nhà quản trị mạng cũng bị hổng kiến thức về IPv6. Có người loay hoay suốt một tháng mới thiết lập xong một file server dựa trên chuẩn giao thức Internet phiên bản 6.
Vì vậy hôm nay tui viết bài này để có thể cung cấp cho các nhà Quản Trị Mạng tương lai có cái nhìn tổng quan về IPv6 để chỉ một vài năm tới nữa thôi IPv6 sẽ bắt đầu được triển khai. Lúc đó các bạn sẽ không quá ngỡ ngàng về điều này.

Không gian địa chỉ IPv6

Sự khác nhau đáng kể nhất giữa hai giao thức này là chiều dài của địa chỉ nguồn và địa chỉ của chúng. Giao thức IPv4 sử dụng một địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là 32bit. Các địa chỉ này được biểu diễn thành bốn phần. Một địa chỉ IPv4 điển hình có dạng như 192.168.0.1.

Tương phản với IPv4, địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128bit. Điều đó cho phép có thể biểu diễn đến 3.4x1038 (340.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.0 00) địa chỉ. Có một vài sự khác nhau trong cách biểu diễn địa chỉ của IPv6. Một địa chỉ IPv6 thường được viết thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm có 4 số hex và mỗi nhóm được tách biệt với nhau bằng dấu “:”. Ví dụ như sau thể hiện điều này 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af.

Bạn đang xem xét địa chỉ mẫu ở trên và nghĩ rằng việc đánh một địa chỉ IPv6 phải rất mất thời gian và công sức? Nhưng không phải như vậy, địa chỉ IPv6 chỉ có thể được viết vắn tắt bằng việc giảm thiểu các số 0. Có hai nguyên tắc phải tuân theo ở đây khi biểu diễn một địa chỉ IP. Đầu tiên, một dãy bốn số 0 liên tục có thể được thay thế bằng hai dấu “::”. Bằng cách đó địa chỉ IPv6 ở trên có thể được viết tắt như sau: 2001:0f68::0000:0000:0000:1986:69af.

Trong ví dụ ở trên, chúng ta chỉ có thể ước lượng một khối các chữ số 0 bởi vì nguyên tắc này phát biểu rằng chỉ có một cặp “::” trong một địa chỉ. Rõ ràng, địa chỉ mà đang ví dụ ở trên vẫn còn rất nhiều chữ số cần phải đánh. Tuy nhiên, nguyên tắc thứ hai sẽ cho phép bạn thực hiện địa chỉ này ngắn hơn. Nguyên tắc thứ hai nói rằng, các số 0 trong một nhóm có thể được bỏ qua. Nếu một khối 4 số bắt đầu của nó là số 0 thì số 0 này có thể được lược bỏ bớt để lại là 3 số 0 trong khối. Nếu khối ba số đó cũng lại bắt đầu với một số 0 đứng đầu thì ta có thể tiếp tục loại bỏ. Và cứ như vậy đến khi gặp số khác 0 trong nhóm thì dừng. Trường hợp nếu 4 số trong nhóm đều là 0 thì số được giữ lại cuối cùng là một số 0. Nếu cứ nói mãi mà không biểu diễn trong ví dụ cụ thể để các bạn dễ theo dõi thì đó là một thiếu sót. Dưới đây là những gì mà chúng ta có thể áp dụng cả hai nguyên tắc đó cho địa chỉ ví dụ:

2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af
2001:f68:000:000:000:000:1986:69af
2001:f68:00:00:00:00:1986:69af
2001:f68:0:0:0:0:1986:69af
2001:f68::1986:69af

Lưu ý rằng trong mỗi dòng, tôi đã lược bỏ bớt một số 0 trong mỗi nhóm. Khi mà các phần còn lại là các con số 0 chúng ta lại có thể áp dụng thay thế 4 số 0 liên tiếp bằng hai dấu “::”. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bốn số 0 đi liền nhau mà thôi. Nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì chúng ta phải để nguyên các số 0.

Sử dụng các địa chỉ IPv6 trong URL

Mặc dù các máy chủ DNS có thể truy cập vào một website bằng cách sử dụng tên miền thay cho sử dụng một địa chỉ IP, nhưng bạn vẫn có thể vào một địa chỉ IP thay cho một phần của một URL. Ví dụ, một website cá nhân sử dụng URL là www.tenmien.com, tương ứng với nó là địa chỉ IP 24.235.10.4. Với địa chỉ IP như vậy, tôi hoàn toàn có thể truy cập vào website bằng cách nhập vào URL: http://24.235.10.4

Hầu hết những người lướt web thường không sử dụng thói quen nhập vào địa chỉ IP. Tuy vậy, việc truy cập theo kiểu này vẫn tồn tại. Điều này đặc biệt đúng với các ứng dụng web riêng lẻ. Khi không liên quan đến một tên miền, một ứng dụng có khả năng tránh được người dùng trái phép dò dẫm và nhảy vào ứng dụng của bạn một cách tình cờ.

Khi một địa chỉ IP được sử dụng thay thế cho một tên miền, thì số cổng đôi lúc được chỉ định như một phần của địa chỉ. Nếu bạn chỉ đơn giản nhập vào sau HTTP:// sau đó là một địa chỉ thì trình duyệt sẽ thừa nhận rằng bạn muốn sử dụng cổng 80. Mặc dù vậy, bạn có thể chỉ định bất kỳ cổng nào để truy cập đến website, ví dụ nếu bạn muốn truy cập đến website www.tenmien.com bằng địa chỉ IP và cụ thể là cổng 80 được sử dụng thì lệnh nên dùng đó là http://24.235.10.4:80
Giao thức IPv6 cũng vậy, nó cũng được sử dụng như một phần của một URL. Nhưng nếu quan tâm đến định dạng IPv6 thì bạn nên lưu ý rằng một địa chỉ IPv6 gồm có rất nhiều dấu “:”. Điều này đã nảy sinh một vấn để khi trình duyệt của bạn xử lý bất cứ những cái gì đó phía sau dấu “:” như một số chỉ thị của cổng. Trong trường hợp đó, các địa chỉ IPv6 được phân biệt bên trong dấu ngoặc khi chúng được sử dụng như một phần của URL. Ví dụ: nếu bạn đã sử dụng địa chỉ IPv6 mẫu trong một URL thì nó sẽ giống như thế này:
Do sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ Internet, nguồn IPv4 dần cạn kiệt, đồng thời bộc lộ các hạn chế đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên Internet. Phiên bản địa chỉ Internet mới IPv6 được thiết kế để thay thế cho phiên bản IPv4, với hai mục đích cơ bản:

•    Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet.  
•    Khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.

Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu ::, ví dụ 2001:0DC8::1005:2F43:0BCD:FFFF. Với 128 bít chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet.

IPv6 được thiết kế với những tham vọng và mục tiêu như sau:


•    Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ.
•    Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối-đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT
•    Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn: DHCP được sử dụng trong IPv4 nhằm giảm cấu hình thủ công TCP/IP cho host. IPv6 được thiết kế với khả năng tự động cấu hình mà không cần sử dụng máy chủ DHCP, hỗ trợ hơn nữa trong việc giảm cấu hình thủ công.
•    Cấu trúc định tuyến tốt hơn: Định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân cấp.
•    Hỗ trợ tốt hơn Multicast: Multicast là một tùy chọn của địa chỉ IPv4, tuy nhiên khả năng hỗ trợ và tính phổ dụng chưa cao.
•    Hỗ trợ bảo mật tốt hơn: IPv4 được thiết kế tại thời điểm chỉ có các mạng nhỏ, biết rõ nhau kết nối với nhau. Do vậy bảo mật chưa phải là một vấn đề được quan tâm. Song hiện nay, bảo mật mạng internet trở thành một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm hàng đầu.
•    Hỗ trợ tốt hơn cho di động: Thời điểm IPv4 được thiết kế, chưa tồn tại khái niệm về thiết bị IP di động. Trong thế hệ mạng mới, dạng thiết bị này ngày càng phát triển, đòi hỏi cấu trúc giao thức Internet có sự hỗ trợ tốt hơn.


Nguồn tin:Theo KH&HTQT Tổng hợp