Tin tức

“Ivy Bridge” đối đầu “Trinity” 10/06/2013

0
Chip nhiều lõi, tiêu thụ ít năng lượng là những mục tiêu nhắm tới cho các dòng vi xử lí x86 dành cho máy tính để bàn và máy tính xách tay, trong khi dòng ARM dành cho các hệ di động đang lấn sân của các đại gia Intel và AMD với sự trợ giúp của Windows 8.





Lựa chọn một chiếc máy tính mới vào thời điểm này có thể là công việc không đơn giản do số lượng linh kiện đang tràn ngập và phong phú hơn bao giờ hết. Tuy nhiên điều khiến bạn đau đầu nhất lại nằm ở việc nhận biết đâu là loại vi xử lý (CPU) mình cần. Trong năm 2012, người dùng đã chứng kiến sự ra đời của nhiều nền tảng mới quan trọng từ cả hai nhà sản xuất Intel và AMD cùng sự trỗi dậy từ phía các đại gia ARM trong bối cảnh Windows 8 xuất hiện. Những thông số về lõi xử lý, xung nhịp, loại socket, khối điều khiển tích hợp, đồ hoạ hay những tên mã khó nhớ có thể là trở ngại cho quyết định của bạn. Tuy nhiên, liệu mọi việc có thực sự quá phức tạp?
 
Intel: Ưu thế vẫn trong tay kẻ mạnh

Vào thời điểm hiện tại, Intel đang nắm vương miện hiệu năng bộ xử lý – dĩ nhiên là ở mức giá không phải rẻ. Ưu thế về tốc độ hoàn toàn thuộc về các BXL Intel. Trong dải sản phẩm của hãng, dẫn đầu vẫn là các chip Sandy Bridge E 6 lõi. Phiên bản Core i7 3930K cho hiệu năng xử lý tuyệt hảo nhưng với mức giá không hề dễ chịu. Thực tế, việc đầu tư khoản tiền lớn cho chip 3930K không phải là lựa chọn số một bởi nhiều người dùng thường có xu hướng vươn tới các dòng i7 Ivy Bridge mới và dành khoản dư cho RAM, đồ hoạ hoặc ổ SSD. Các dòng chip Ivy Bridge mới với cải tiến về điện năng tiêu thụ và đồ hoạ tích hợp HD 4000 (nhanh hơn Sandy Bridge tới 60% và hỗ trợ DirectX 11) thực sự toả sáng trong môi trường di động với những thế hệ MTXT đầu tiên đưa vào ứng dụng là Apple Macbook Pro hay Toshiba Qosmio X870. Tuy nhiên, trên máy tính để bàn các dòng chip Ivy Bridge thực tế không phải là đột phá lớn – kể cả các mẫu Core i7 3770K (3,5 GHz – 3,9 GHz / 8MB) hay Core i5 3570K (3,4-3,8 GHz/ 6MB) đầu bảng. Lý do là bởi Intel không bổ sung thêm lõi xử lý hay cải thiện xung nhịp/bộ nhớ đệm trên nền tảng mới. Ngoại trừ đồ hoạ cải tiến và một chút ít tối ưu hoá trên từng thành phần chip, Ivy Bridge nhìn chung không có thay đổi lớn.

Dù vậy, điều này cũng đem lại một điểm hữu ích: người dùng có thể sử dụng chip Ivy Bridge mới với các bo mạch chủ Intel LGA 1155 của Sandy Bridge (chỉ cần cập nhật BIOS mà thôi). Cùng với chipset và thiết kế mới Z68 B3 hay Z77, một số ích lợi của Ivy Bridge có thể bạn sẽ cần đến như thêm cổng USB 3.0 hay PCI-Express 3.0. Trong khi USB 3.0 đã có từ lâu với các khối điều khiển rời của Renesas hay ASMEDIA, việc được tích hợp thêm trong chip có thể tăng cường số cổng trên bo mạch chủ và  cải thiện chút ít về việc sử dụng (hiệu năng tốt hơn, đơn giản hoá cài đặt). Tuy cũng có thể coi là điểm cộng nhưng thực tế không mang tính thuyết phục cao.
 ARM – không thể xem thường!
Nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị phục vụ môi trường di động và giải trí đã tạo điều kiện cho một nhóm sản phẩm mới ra đời và bùng nổ nhanh chóng trong năm 2012: điện thoại thông minh và máy tính bảng. Chính nhờ điều này, ARM đã trở thành điểm nóng với các thiết kế bộ xử lí di động tiết kiệm điện và hiệu năng tốt.
Dù ra đời từ thập niên 80 của thế kỉ trước, phải tới vài năm trở lại đây, cái tên ARM mới thực sự gây nhiều sóng gió đối với thị trường sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, một thực tế là phần lớn người dùng không trực tiếp biết đến ARM nhưng lại sử dụng các thiết bị số với chip nhóm này rất thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là tại sao ARM lại có sức mạnh lớn đến vậy trong khi nó lại khá … bí ẩn đối với người dùng cuối? 

Điều bí ẩn thú vị và cũng là sức mạnh của ARM nằm ở chỗ hãng không trực tiếp bán chip di động thành phẩm mà chủ yếu cung cấp bản quyền sử dụng dưới hai dạng chính: bản quyền sử dụng thông thường và bản quyền sử dụng kiến trúc. Trong đó, nhóm thứ nhất bao gồm những hãng như AMD, Alcatel-Lucent, Apple , Atmel, Broadcom, Cirrus Logic, DEC, Ember, Energy Micro, Freescale, Fujitsu, Huawei, Intel, LG, Marvell, Microsoft, NEC, Nintendo, Nuvoton, Nvidia, NXP (trước đây là Philips Semiconductor), Panasonic, Qualcomm, Renesas, RIM, Samsung, Sharp, Sony, ST-Ericsson, STMicroelectronics, Texas Instruments, Toshiba, Yamaha…  Các công ty này có thể tận dụng những thiết kế lõi xử lý của chính ARM đưa ra thị trường như ARM7, ARM9, ARM11, Cortex-A8, Cortex-A9, Cortex-A15 … để tích hợp vào hệ thống trên chip của riêng mình. Như thế, họ có thể thoải mái tuỳ biến số lõi, bổ sung những thành phần riêng theo nhu cầu của mình như RAM, ROM, đồ hoạ 3D cao cấp, khối quản lý sóng viễn thông, bộ xử lý nội dung HD, xử lý hình ảnh chụp…  Một số ví dụ có thể điểm qua như Nvidia Tegra 1/2/3, ST-Ericsson Nova, Texas Instruments OMAP products, Samsung Hummingbird / Exynos, Apple's A4 / A5 / A5X, Freescale i.MX…

Nhóm thứ hai sở hữu bản quyền sử dụng ở cấp kiến trúc ARM cho phép nhà sản xuất tự thiết kế mới hoàn toàn các dòng sản phẩm chip của riêng mình sử dụng các tập lệnh ARM. Một số sản phẩm nhóm này thực tế đã có vị thế rất cao trên thị trường trong năm qua như Apple A6 (có mặt trong iPhone 5), AppliedMicro X-Gene, Qualcomm Snapdragon / Krait (đình đám với các dòng sản phẩm Android), DEC StrongARM, Marvell (Intel) XScale, Nvidia Denver (đang phát triển)…  Sự linh hoạt trong chính sách của ARM đã cho phép các công nghệ của hãng được ứng dụng ở hầu như mọi thiết bị di động trên thị trường. Các hệ thống SoC nhân ARM là “trái tim” của các hệ thống từ đỉnh cao như iPhone, iPad, Galaxy Tab cho tới những chiếc điện thoại Android “ngon, bổ, rẻ” khá
 

Nguồn tin:Theo PCworld.vn