Tin tức

Khám phá 90 bản đồ cổ liên quan Trường Sa, Hoàng Sa 24/10/2012

0

Sau khi được đưa về Đà Nẵng (dự kiến tháng 11), 90 bản đồ cổ của phương Tây thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sẽ có mặt tại nhiều điểm trưng bày trong nước tại những sự kiện quan trọng


Ý nghĩa lịch sử

Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - Thành phố Đà Nẵng, TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng, sưu tầm nhiều bản đồ liên quan chủ quyền biển đảo Việt Nam.


 Ảnh tổng hợp bảm đồ cổ


Một trong những bản đồ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.


Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của

Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H.


An Nam đại quốc họa đồ ấn hành từ đầu thế kỷ 19 đã có xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa với tên gọi Paracel - Cát Vàng (mũi tên chỉ). Ảnh: Tư liệu.3

Trung Quốc tân hưng đồ (1917) - Ảnh: dddnibelungen.wordpress.com

Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917) có thêm phụ đồ ở góc dưới bên phải gom cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ - Ảnh: Ngô Vương Anh


An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ, triều Minh Mạng (1820-1841).Trên bản đồ có ghi rõ tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.


Bản đồ vùng Viễn Đông, Brion de la Tour 1774. Trên bản đồ vẽ quần đảo Paracel (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Đằng trong, Đại Việt.

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, Trung Quốc xuất bản năm 1904, ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.


Các tấm bản đồ cổ về hàng hải Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,Pieter, 1660 cũng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.




Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25-7 - Ảnh: Việt Dũng


Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: TS. Sơn cung cấp).


Bản đồ Trung Quốc đời nhà Thanh “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (1904), thể hiện rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản đồ “Nhị kinh thập bát tỉnh tổng đồ” trong sách "Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ", Tác giả: Đông Điều Văn Tả Vệ Môn, Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản (1850)

“Đại Thanh đế quốc” (大清帝國) trong sách “Thanh đại địa đồ tập”, Thanh Quang Tự tam thập nhất niên (1905), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán biên ấn xuất bản (清代地图集, 清光绪三十一年(1905年),上海商务印书馆编印出版), vẽ cực Nam Trung Quốc đến hết tỉnh Hải Nam.

“Đại Thanh quốc toàn đồ” (大清國全圖) trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖), Tác giả: Y Điền Hùng Phủ (依田雄甫), Nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo), Phú Sơn Phòng thư cục (東京:富山房書局), Năm xuất bản: Nhật Bản Minh Trị tứ thập niên ngũ nguyệt (日本明治四十年五月) (5-1907).

Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖). Tác giả: Y Điền Hùng Phủ, nhà xuất bản: Đông Kinh (Tokyo) Phú Sơn Phòng thư cục, xuất bản năm 1907.


Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là đảo Hải Nam, trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, Tuyên Thống nguyên niên (1908), Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành (大清帝國全圖, 宣統元年,上海商務印書館).


Bản đồ "Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú" (清國大地圖革命動亂地點注), Đại Bản (Osaka) Nhật Bản Tinh Bản ấn loát hợp tư hội xã phát hành, Minh Trị tứ thập tứ niên (大阪日本精版印刷合資會社印行, 明治 四十四年) - Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1912 với cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, hiện lưu trữ tại Thư viện Đại học California tại Berkeley (Hoa Kỳ).

“Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh địa đồ sách” (中華民國分省地圖冊) xuất bản năm 1933.

 “Trung Hoa Dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), trong sách “Trung Hoa Dân quốc nhị thập tứ niên (1935) toàn quốc tỉnh khu” (中華民國二十四年全國省區) với cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam

Bản đồ có tên “Đại lục hình thế đồ” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊) xuất bản năm 1939, Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (Nhật Bản) (松田壽男) với cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam.


Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” (中國地圖冊), xuất bản năm 1939 Tác giả: Tùng Điền Thọ Nam (松田壽男).

Tấm bản đồ mang tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ”, có từ trước năm 1949, tất nhiên cũng không có cái gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa”.


Tấm bản đồ Trung Quốc với cực nam là đảo Hải Nam

 

Bản đồ cổ của Trung Quốc cho thấy cực Nam của đất nước này chỉ đến đảo Hải Nam.(Ảnh: T.H/Vietnam+)


Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H.

Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613 (chụp từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu).

Tấm bản đồ cổ này thể hiện khá rõ nét về lãnh thổ Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX.Trong đó, đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc, hoàn toàn không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chỉ quần đảo Paracel trên bản đồ thế giới là thuộc về VN do Tây Phương vẽ năm 1606

 


Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa (The Kingdom of China) năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam).

A European map depicting the Spratly islands as Vietnam's (sic Cochin China) territory


 

 Six stamps were made in Taiwan (China) in 1957 during the Republican Era of China (1912-1949) when Chiang Kai-shek wanted to seize control of China’s mainland.Truong Sa, Hoang Sa not included in China’s old stamps

John Thomson, 1817, from Thomson's New General Atlas 

Dutch map is now kept in the British National Library. Vietnam's borders is drawn in yellow color, the same color used for the Paracel islands.


This map was drawn in 1686 by a priest Placide of Augustine. The map is now kept in the French national library

The old boundary map of Chinese provinces clearly indicates that the southernmost point of China is Hainan Island, not the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes





Những bản đồ này được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 68 bản đồ biểu thị lãnh thổ của Trung Quốc, được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng và chung một đặc điểm là cương giới của Trung Quốc chỉ giới hạn đến cực nam của đảo Hải Nam.

 

Nhóm thứ hai gồm 6 bản đồ Việt Nam, trên đó thể hiện lãnh địa Việt Nam và các quần đảo của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhóm thứ ba gồm 6 bản đồ khu vực Đông Nam Á có Việt Nam, trên đó có thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, ba tập atlas (tập bản đồ) do chính quyền Trung Quốc xuất bản có tên Trung Hoa bưu chính dư đồ được phát hiện có ý nghĩa lịch sử quý báu. Đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được Chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục.

Trong đó, Atlas of the Chinese Empire - Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh), do phái bộ The China Inland Mission - Trung Hoa Lục địa (trụ sở tại Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melburn) biên soạn và phát hành với sự phối hợp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh.

Tập Atlas Postal de Chine - Postal Atlas of China - Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông Trung Hoa dân quốc (xuất bản tại Nam Kinh năm 1919) bằng 3 thứ tiếng Trung-Anh-Pháp.

Tập thứ ba cũng có tên là Atlas Postal de Chine - Postal Atlas of China - Trung Hoa bưu chính dư đồ cũng do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào năm 1933 bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp. Đây được xem là tài liệu chính thống do Nhà nước Trung Quốc phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.

Những thông số của ba tập atlas này đưa ra đều thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của
Trung Quốc.

Trưng bày rộng rãi

Bằng số tiền tích cóp của bản thân và huy động bạn bè đóng góp, anh Thắng mua tổng cộng 90 tấm bản đồ và hai tập atlas. Riêng cuốn atlas in năm 1919 anh vẫn chưa huy động được đủ tiền để mua.

Theo TS Sơn, 90 tấm bản đồ sau khi về Việt Nam, trước hết sẽ được chuyển về Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng để nghiên cứu, sau đó chuyển cho UBND huyện đảo Hoàng Sa để trưng bày.

Tuy nhiên, khu trưng bày hiện tại có quy mô nhỏ, chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối. “Việc trưng bày cũng gặp nhiều khó khăn, bởi ngay cả việc ép, đóng khung và thuê lực lượng bảo vệ cũng cần một chi phí rất lớn mà vẫn chưa huy động được nguồn tài trợ”, TS. Sơn băn khoăn.

Đặc biệt, 90 bản đồ và tập atlas này cùng với 56 tấm bản đồ TS Sơn đã sưu tầm trước đó, dự kiến được triển lãm tại Hội nghị về biển Đông tại TPHCM và trưng bày tại Hội thảo Văn hóa biển đảo Khánh Hòa (dự kiến diễn ra vào tháng 11), sau đó trưng bày trong Tuần lễ Biển đảo (từ ngày 2-4-2013).

Nguồn tin:Theo tienphong.vn