Tin tức

UNDP hỗ trợ Việt Nam xử lý hóa chất BVTV hữu cơ tồn lưu (POP) 07/05/2013

0
Trong những năm qua, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta rất phổ biến. Các loại hoá chất sử dụng bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trong đó đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy (POP). Nhóm chất này bao gồm: aldrin, chlordane, DDT,...



 
96,6% nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép

Khảo sát mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho thấy, Việt Nam đang chịu ô nhiễm nặng nề do các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Thiếu hiểu biết về thuốc BVTV

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Môi trường, Việt Nam đang còn khoảng 1.153 điểm với 864 khu vực bị ô nhiễm do POP, trong đó có 185 khu vực được đánh giá bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Cuộc khảo sát còn cho thấy, có tới 96,6% nông dân sử dụng hóa chất BVTV quá mức cho phép trong hướng dẫn sử dụng trên nhãn, gần 95% nông dân đổ các bình phun hóa chất còn thừa vào các rãnh, mương, phun vào các loại cây trồng khác hoặc tiếp tục sử dụng đến hết.

Chỉ có 4,8% nông dân biết tiêu huỷ đúng cách hóa chất bỏ đi, 38,1% chôn bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng, nhiều người khác vùi bao bì tại các cánh đồng, vào các kênh, rãnh, mương, ao hoặc bán cho người thu gom phế liệu hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Từ kết quả trên, từ cuối năm 2009, Bộ TNMT đã phê duyệt Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ các hóa chất BVTV chứa POP tồn lưu trên Việt Nam” và chính thức khởi động ngày 5.4.2010. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Nông lương LHQ (FAO).

Theo thiết kế, dự án sẽ trong 4 năm 2009-2013) với mục đích trợ giúp Việt Nam xây dựng năng lực quản lý, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm phát hiện, xử lý và tiêu hủy các kho hóa chất BVTV chứa POP còn tồn lưu, đồng thời ngăn ngừa nguồn phát sinh qua con đường nhập lậu và sử dụng trái phép các hóa chất này.

Loại bỏ 1.100 tấn hoá chất

Ông Christophe Bahuet- Phó Giám đốc UNDP tại Việt Nam cho rằng: "Về lâu dài, dự án này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe các thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong một môi trường không có POP".

Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2025, mục tiêu cụ thể mà dự án hướng tới là tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng ô nhiễm POP. Đây là các hóa chất diệt cỏ dùng trong thời kỳ chiến tranh còn dư đọng, các kho thuốc bảo vệ thực vật cùng với các nguồn nhập khẩu bất hợp pháp các hóa chất BVTV chứa POP vào Việt Nam.

Trước mắt, một trong những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại khu vực Núi Căng (Thái Nguyên) đã được cô lập để xử lý. Tại đây, đã có 25,5 tấn thuốc và đất chứa hóa chất BVTV POP đã được thu gom, đóng gói, vận chuyển và tiêu hủy triệt để tại Công ty Xi măng Holcim (Kiên Giang).

Trong giai đoạn kế tiếp, dự án sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho các địa phương, cơ quan hải quan, cũng như người dân thông qua các hướng dẫn kỹ thuật, các khóa đào tạo và tập huấn, và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ có ít nhất 5 điểm/khu vực ưu tiên sẽ được xử lý, xóa bỏ khoảng 1.140 tấn hóa chất và đất bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, các biện pháp xử lý trung hạn và dài hạn cũng đã được lên phương án và sẽ triển khai tại ít nhất 4-5 điểm có mức độ rủi ro cao nhất với con người.

Những chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 1992. Tuy nhiên, các kho bãi chứa hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) có từ trước lệnh cấm vẫn tồn tại và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong số hơn 1.100 địa điểm bị ô nhiễm hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại 39 tỉnh trong cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hóa chất. Đây là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm. Các chất thải hữu cơ bền này luôn tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống sinh hoạt hàng ngày, những hoá chất này không phân huỷ mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt. Phó giáo sư, tiến sĩ, Nguyễn Văn Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Đó là những chất hữu cơ bền (POP) có độc tố cao nhưng lại rất bền trong môi trường, rất khó phân hủy sinh học. Cái này chắc chắn gây hại rất lớn bởi vì đây là 1 tác nhân gây ung thư điển hình.

Tổng số các loại hoá phẩm nông nghiệp hiện được lưu trữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có 53% được lưu trữ tại khu vực đồng bằng Mê Kông. Bên cạnh các kho lưu trữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hoá phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh hay kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang vứt bỏ không đúng cách hoặc vẫn được sử dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết: Mặc dù Bộ NN&PTNT đã cấm nhưng nó vẫn còn tồn kho ở đâu đó hoặc buôn lậu qua đường biên giới vào Việt Nam. Nông dân nên tiếp tục sử dụng nó và tạo ra một mối đe dọa khác cho cộng đồng.
 
Nhằm xử lý các kho thuốc bảo vệ thực vật POP tồn lưu, bộ TN&MT đã khởi động các hoạt động của dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam". Trong đó, dự án sẽ tập trung nâng cao năng lực xử lý và xử lý triệt để các kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, ngăn ngừa việc nhập khẩu và sử dụng trái phép các hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm POP. Theo ông Hồ Kiên Trung, Trưởng phòng Cải thiện môi trường, Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường, Bộ TN&MT, dự kiến đến khi kết thúc dự án, khoảng 150 tấn hóa chất BVTV thuộc nhóm POP sẽ được tiêu hủy một cách an toàn. Đồng thời, các cơ quan liên quan sẽ có đủ năng lực để xử lý các kho bãi được phát hiện thêm và kiểm soát hiệu quả việc nhập khẩu, sử dụng trái phép các hóa chất BVTV thuộc nhóm POP.
 
Để giải quyết các vấn đề tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ngoài việc giải quyết các nội dung của ngành nông nghiệp thì cần có sự phối hợp liên ngành nhằm giải quyết, ngăn chặn ngay tình trạng nhập lậu thuốc bảo vệ qua biên giới. Đây là vấn đề giải quyết mang tính bền vững ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tạo điều kiện cơ sở vật chất, đất đai thuận tiện cho việc lưu giữ thuốc BVTV quá hạn sử dụng và nhập lậu qua biên giới. Các cơ sở cũng cần phải lựa chọn công nghệ tiêu huỷ thuốc BVTV tồn đọng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện của nước ta./.
 
Việt Nam cần hủy hơn 1.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật

Việt Nam là nước chịu thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Theo khảo sát, hiện cả nước vẫn còn tới 1.140 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) POP cần tiêu hủy.

Một cuộc khảo sát kiểm kê các khu tồn lưu hóa chất BVTV POP trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” cho thấy, tại 25 tỉnh dự kiến hoặc được biết là có lượng tồn dư lớn, đã tìm thấy 70 tấn hóa chất BVTV POP tồn lưu trên mặt đất và ước tính là 150 tấn trên cả nước.
Xử lý một điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là số tồn dư hóa chất BVTV đã được tìm thấy ở các điểm chôn lấp lẫn với đất trên cả nước với số lượng ước tính lên tới 1.140 tấn. Theo đánh giá, các điểm chôn lấp đáng lo ngại hơn nhiều so với các nguồn tồn lưu trên mặt đất vì chúng có quy mô lớn hơn và ít được kiểm soát hơn. Các điểm chôn lấp này thực sự đang gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Mặt khác, trong khi các nguồn tồn lưu trên mặt đất được biết đến, thì hồ sơ về nguồn tồn lưu chôn lấp thường không đầy đủ và nhiều khi thất lạc hoàn toàn. Kết quả là đã có không ít nông dân sử dụng khu vực đất đó để làm vườn, thậm chí dựng nhà ngay trên đó. Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước các khu vực xung quanh rất lớn.

Mặc dù, nguy cơ từ các điểm chôn lấp tồn dư trên khá rõ ràng, song hiện Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý hóa chất BVTV POP tồn lưu do thiếu nguồn vốn thực hiện, khó áp dụng công nghệ thích hợp và sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan còn hạn chế. Điều đó dẫn đến người dân ở nhiều địa phương đã tự hành động để xử lý hóa chất BVTV.

Tiêu hủy thế nào?

Từ kết quả nghiên cứu thuộc Dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam", các chuyên gia đã đưa ra một số cách thức để tiêu hủy. Theo đó, phần lớn hóa chất BVTV tồn lưu nằm dưới đất, do đó cần được đào lên. Đối với một số nguồn tồn lưu, bao bì còn ở tình trạng tốt nên dễ dàng tách ra khỏi đất. Tuy nhiên, trong đa số những trường hợp khác bao bì đã bị phá hủy (hoặc bị mở ra khi chôn hóa chất) nên hóa chất bị nhiễm đất ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp đó, cần phải tách hóa chất BVTV khỏi đất.
Vào những năm 90, hoá chất BVTV đã tăng gấp đôi (21.600 tấn năm 1990), và gấp ba (33.000 tấn năm 1995), rồi lên đến 48.300 tấn vào năm 2004. Con số này đến nay còn cao hơn nữa.

Còn đối với một số hóa chất tồn lưu chôn lấp và trên mặt đất có có bao bì bị xuống cấp sẽ cần phải đóng gói lại để bốc xếp và vận chuyển an toàn. Đối với hóa chất chôn lấp, việc đóng gói lại khá phức tạp vì cần phải phân loại hóa chất ra khỏi môi trường xung quanh (đất) và quản lý riêng.

Riêng nguồn tồn lưu chôn lấp, hóa chất và đất lẫn hóa chất nồng độ cao sẽ được gửi đi tiêu hủy ở cơ sở có giấy phép. Đất lẫn hóa chất nồng độ thấp sẽ được xử lý tại chỗ bằng các công nghệ phân hủy sinh học nhờ các chủng vi sinh đã được chọn lọc và phân hủy thực vật bằng cách trồng các loại cây lấy gỗ hay cỏ rễ sâu mà trâu bò không ăn được.

Hóa chất BVTV POP sau khi đào lên sẽ được vận chuyển đến cơ sơ tiêu hủy trong những điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế sao cho nguy cơ rủi ro ở mức thấp nhất. Bao bì vận chuyển phải có hai lớp, đóng kín và không bị vỡ trong lúc vận chuyển hoặc va chạm. Việc tiêu hủy hóa chất BVTV tồn lưu bằng cách đốt tự phát bị cấm tuyệt đối. Chỉ những cơ sở đã được cấp phép xử lý đúng chủng loại thuốc mới được tiếp nhận và đốt hóa chất BVTV.


Nguồn tin:Theo KH&HTQT Tổng hợp