Tin tức

Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility-GEF) 04/07/2013

0
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, bao gồm 182 quốc gia thành viên. GEF hoạt động thông qua các quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân.




GEF là một tổ chức tài chính độc lập, cung cấp các khoản viện trợ trong các lĩnh vực đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, tầng ozôn và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cho các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Những dự án này đem lại lợi ích môi trường toàn cầu, gắn với các thách thức môi trường giữa toàn cầu, quốc gia và khu vực và thúc đẩy sinh kế bền vững.

Quỹ GEF cũng xây dựng cơ chế tài chính cho một số hiệp định đa phương về môi trường (MEAs), hay các công ước, để GEF hỗ trợ các nước thực hiện các nghĩa vụ của của công ước mà những nước này ký kết và thông qua. Những hiệp định và công ước này giúp hướng dẫn hai cơ quan điều hành của GEF: Hội đồng GEF và Đại hội đồng GEF.

•        Công ước Đa dạng Sinh học (CBD)
•        Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
•        Công ước Stockholm về Chất thải Hữu cơ Khó phân hủy (POPs)
•        Công ước của Liên hiệp quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD)

GEF cũng tham gia nhiều MEAs trên phạm vi khu vực và toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề nguồn nước quốc tế và hệ thống dòng chảy xuyên biên giới.
Như vậy, GEF giúp tài trợ các sáng kiến để các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu của hiệp định.

Tài trợ của GEF

Được thành lập năm 1991, GEF hiện nay là nhà tài trợ lớn nhất đối với các dự án đem lại lợi ích môi trường toàn cầu. GEF đã phân bổ 8,8 tỷ USD cho hơn 2.400 dự án tại hơn 165 quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi và huy động được 38,7 tỷ USD tiền đồng tài trợ. Hơn 10.000 dự án tài trợ nhỏ trực tiếp cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng cũng được thực hiện thông qua Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (SGP).
Nguồn vốn của GEF do một số nước tài trợ. Năm 2002, 32 nước đã cam kết đóng góp 3 tỷ đô la cho quỹ vận hành trong năm 2006. Tại kỳ họp Đại hội đồng GEF lần thứ 4 năm 2006, khoản bổ sung 3.13 tỷ đã được ghi nhận.

Lịch sử GEF

GEF được thiết lập vào tháng 10 năm 1991 với chương trình thí điểm 1 tỷ đô la của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ bảo vệ môi trường toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững môi trường. GEF cung cấp các khoản hỗ trợ mới, bổ sung và tài trợ nhượng quyền để “lấy lãi” hoặc tính các chi phí phụ cùng với chuyển đổi từ 1 dự án với lợi ích quốc gia thành 1 dự án lợi ích môi trường toàn cầu.

Năm 1994 tại cuộc họp thượng đỉnh Trái đất tại Rio, GEF đã được cơ cấu lại và tách rời khỏi hệ thống Ngân hàng Thế giới, trở thành cơ quan riêng biệt và lâu dài.
Quyết định đưa GEF thành một tổ chức độc lập đã làm tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình ra quyết định và thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ năm 1994, Ngân hàng Thế giới đóng vai trò như là Quỹ Tín thác của GEF và cung cấp các dịch vụ hành chính cho GEF.

Một trong những thể hiện của việc tái cơ cấu là GEF được ủy nhiệm để trở thành một cơ chế tài chính cho cả Công ước của Liên hiệp quốc về Đa dạng Sinh học (CBD) và Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC). Trong quan hệ đối tác với Nghị định thư Montreal và Công ước Viên về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, GEF bắt đầu hỗ trợ dự án thúc đẩy Liên bang Nga và các quốc gia Đông Âu, Trung Á loại bỏ việc sử dụng các chất hóa học phá hủy tầng ôzôn. GEF sau đó cũng được lựa chọn để trở thành cơ chế tài chính cho hai công ước quốc tế khác: Công ước Stockhom về Chất ô nhiễm Hữu cơ Khó phân hủy (2001) và Công ước của Liên Hợp Quốc về Chống Sa mạc hóa (2003).

Đối tác của GEF bao gồm 10 cơ quan: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP); Ngân hàng Thế giới (WB); Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO); Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO); Ngân hàng Phát triển Châu Phi; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu; Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ; và Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp. Ban Tư vấn khoa học và Kỹ thuật (STAP) của GEF cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật và khoa học đối với các chính sách và các dự án của GEF.

Bốn năm một lần, các quốc gia tài trợ cam kết cung cấp tài chính cho GEF thông qua một quá trình gọi là “Chu kỳ hoạt động GEF”. Chu kỳ 5 (GEF 5) bắt đầu từ tháng 7/2010 đến 7/2014. Trong GEF 5, các quốc gia cam kết tài trợ với tổng số tiền là 4,2 tỷ USD cho tất cả các hoạt động của GEF.


Danh sách các quốc gia tham gia GEF
(Tính đến 2010 - Tổng số 182):





Nguồn tin:Theo http://www.gef.monre.gov.vn