Tin tức

Việt Nam thể hiện tốt vai trò lãnh đạo trong xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp 05/09/2014

0
Ngày 25/8/2014, Ngân hàng Thế giới đã chúc mừng Việt Nam vì đã dành sự quan tâm đặc biệt đến xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương như Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sẽ chịu tác động đặc biệt của biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai, cũng như chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động, và khuyến khích Việt Nam tiếp tục lộ trình phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp.


Ngày 25/8/2014, Ngân hàng Thế giới đã chúc mừng Việt Nam vì đã dành sự quan tâm đặc biệt đến xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương như Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sẽ chịu tác động đặc biệt của biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai, cũng như chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động, và khuyến khích Việt Nam tiếp tục lộ trình phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp.


Những phát biểu này được đưa ra tại các cuộc họp giữa Phó chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu, bà Rachel Kyte, với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Biến đổi khí hậu là có thực. Nó trầm trọng hóa những thách thức đối với quá trình phát triển, và  tăng trưởng, và hành động càng chậm trễ thì càng bất lợi. Vai trò lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện trong hành động ứng phó biến đổi khí hậu tăng trưởng xanh, và xây dựng năng lực thích ứng đã được công nhận rộng rãi.” Bà Rachel Kyte phát biểu. “Bên cạnh đó, Việt  Nam cũng nhận thấy nhu cầu cần điều phối hành động vì khí hậu ở cấp cao nhất, và chúng tôi mong được tiếp tục hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.”

Tại các cuộc họp này, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề có chung mối quan tâm, trong đó có xây dựng khả năng thích ứng tại các khu vực và ngành dễ bị tổn thương. Hai bên cũng thảo luận quan hệ song phương trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Về vấn đề này phía Ngân hàng Thế giới đã chính thức tái khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về cả vốn và tri thức toàn cầu.

Các cuộc hội đàm diễn ra trong khuôn khổ chuyến công tác của bà Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại  Việt Nam vào ngày 24 và 25/8/2014 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam. Trong chuyến công tác, bà Kyte cũng tham dự một hội nghị cao cấp về biến đổi khí hậu cùng với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các quan chức cấp cao khác. Bà cũng tham dự Hội nghị bàn tròn vùng Đồng bằng sông Cửu Long bàn về công tác phối hợp giữa các đối tác phát triển, và tham gia một cuộc đối thoại với các công ty tư nhân bàn về các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Trong chuyến tham quan thực địa tại tỉnh Bến Tre, bà Rachel Kyte đã trực tiếp chứng kiến tác động của vấn đề xâm mặn, và xói lở bờ biển tới phát triển kinh tế và sinh kế của người dân trong vùng. Bà cũng đã tìm hiểu các chiến lược thích ứng và cơ chế ứng phó đang áp dụng tại địa phương.  



Bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới,
đặc phái viên về Biến đổi khí hậu

Bà Rachel Kyte là Phó Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới và đặc phái viên về biến đổi khí hậu. Bà phụ trách các lĩnh vực thích ứng, giảm nhẹ, tài trợ vốn về khí hậu, rủi ro thiên tai và năng lực ứng phó trong các thể chế trong toàn bộ Nhóm ngân hàng thế giới, bao gồm IBRD, IDA, IFC và MIGA.

Mục tiêu của Nhóm khí hậu là tập trung đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của Nhóm Ngân hàng Thế giới đều có lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu và xem xét các cơ hội gắn với tăng trưởng xanh cho mọi người dân. Nhóm cũng vận động ủng hộ các chương trình hành động toàn cầu về khí hậu.

Bà Kyte từng là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách phát triển bền vững và là Phó Chủ tịch IFC phụ trách dịch vụ tư vấn kinh doanh, và nằm trong ban lãnh đạo IFC.

Bà là giáo sư thực hành về phát triển bền vững tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher. Bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế tại trường Tổng hợp Tufts và tốt nghiệp cử nhân khoa học lịch sử và chính trị tại trường Tổng hợp London.

Nguồn tin:Theo WorldbankVietnam