Tin tức

Dự án quản lý PCB tại Việt Nam: 21/08/2014

0
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) được thông qua vào ngày 22 tháng 05 năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 19 tháng 05 năm 2004. Mục đích chung của Công ước Stockholm là bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi nguy cơ do chất POP gây ra.



Công ước Stockholm yêu cầu xác định và quản lý an toàn các chất POP đang sử dụng và POP tồn lưu, kiểm soát phát thải và tiêu huỷ an toàn các chất thải chứa hoặc nhiễm POP. Công ước nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến việc tái chế và tái sử dụng POP. Liên quan đến vấn đề vận chuyển chất thải, Công ước đưa ra điều khoản phù hợp với công ước quốc tế về môi trường có liên quan khác, đặc biệt là Công ước Rotterdam về Thủ tục cho phép thông báo ưu tiên đối với các chất hoá học và chất bảo vệ thực vật độc hại xác định (Công ước Rotterdam), và Công ước Basel về Kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chúng.

Việt Nam phê chuẩn Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) vào ngày 22 tháng 07 năm 2002 và trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ước. Tính đến tháng 10 năm 2011, 151 quốc gia và các vùng lãnh thổ đã phê chuẩn Công ước Stockholm. Đến nay, Công ước Stockholm đã đưa vào danh sách quản lý 22 hóa chất/nhóm hóa chất POP.

Nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường cũng như triển khai Kế hoạch thực hiện công ước Stockholm của Việt Nam theo Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Môi trường (TCMT), Bộ tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đang nỗ lực tăng cường hợp tác với các bên, đặc biệt là Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Cục ATMT) và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương (Bộ CT), thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch “Giảm thiểu phát thải PCB vào môi trường, loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc từ nay đến năm 2020 và tiêu huỷ an toàn PCB đến năm 2028”.
Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” được phê duyệt bởi Bộ TNMT theo Quyết định số 896/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 05 năm 2009 và phê duyệt bởi Ngân Hàng Thế giới (NHTG) ngày 29 tháng 06 năm 2009. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua NHTG (số viện trợ: TF 094744). Hiệp định tài trợ đã được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước và NHTG vào ngày 29 tháng 09 năm 2009.
Dự án đã chính thức được triển khai từ tháng 3 năm 2010 và kết thúc vào năm 2014 với phạm vi thực hiện tại 63 tỉnh thành cả nước. TCMT là cơ quan chủ trì thực hiện dự án, trong đó cơ quan đóng vai trò nòng cốt, điều phối các hoạt động dự án là Cục Kiểm soát ô nhiễm; Cục ATMT và EVN là các đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các hợp phần quan trọng của dự án.

Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu chung của dự án là “Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai”. Dự án được chia thành các hợp phần với các mục tiêu như sau:

Hợp phần 1:
Hoàn thiện khung pháp lý quản lý PCB và Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB. Trên cơ sở những phát hiện về hạn chế và tồn tại đã được phát hiện và phân tích, hợp phần này sẽ giúp Việt Nam xây dựng hệ thống chính sách pháp lý quản lý PCB hợp lý.

Ngoài ra, hợp phần này sẽ tiến hành một đợt kiểm kê PCB quốc gia, sử dụng phương pháp phân tích nhanh và phân tích trong phòng thí nghiệm, để đánh giá tổng thể hiện trạng về quản lý, sử dụng, thải bỏ PCB tại Việt Nam.

Hợp phần 2: Trình diễn quản lý PCB. Mục tiêu của hợp phần này là xây dựng và trình diễn điển hình các hoạt động quản lý PCB hợp lý, an toàn (theo Kế hoạch quản lý PCB được xây dựng trong Hợp phần 1). Kết quả của hợp phần này sẽ giúp Việt Nam đánh giá tính hiệu quả của Kế hoạch quản lý PCB được xây dựng và xác định điểm hạn chế, tồn tại trước khi được áp dụng rộng rãi để quản lý PCB trên toàn quốc. Ngoài ra, hợp phần này sẽ giúp quản lý, lưu giữ an toàn một lượng chất thải chứa PCB được phát hiện tại các tỉnh được lựa chọn trực tiếp tham gia dự án.

Hợp phần 3:
Tăng cường năng lực. Các mục tiêu và hợp phần dự án này bao gồm: (i) tăng cường năng lực cho các bên liên quan của Việt Nam trong quản lý PCB; (ii) huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý PCB. Hợp phần này quan trọng không chỉ trong việc thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý PCB an toàn thông qua việc phổ biến những kiến thức, hiểu biết về các nguy cơ của PCB đối với sức khỏe và môi trường mà còn hỗ trợ việc tuân thủ các quy định về quản lý PCB.

Hợp phần 4: Giám sát và đánh giá. Mục tiêu của hợp phần này bao gồm: (i) theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án; (ii) thay đổi các hoạt động của dự án nếu cần thiết nhằm đảm bảo cho sự thành công của dự án; (iii) Đánh giá tính hiệu quả và bền vững của dự án trong việc tuân thủ các quy định của Công ước Stockholm và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe và môi trường đối với tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng dân cư.

Hợp phần 5:
Quản lý dự án.

Vốn của dự án

a. Tổng vốn của dự án: 17.500.000 USD
- Vốn ODA: 118.559.000.000 VND, tương đương 7.000.000 USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2009 là 1 USD = 16.937 VND)
- Vốn đối ứng: 177.838.500.000 VND tương đương với 10.500.000 USD

b. Vốn của từng dự án thành phần

Hợp phần 1: 4.163.980 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 1.989.338 USD
Hợp phần 2: 4.977.600 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 2.097.600 USD
Hợp phần 3: 3.787.300 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 1.759.822 USD
Hợp phần 4: 2.274.700 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 392.500 USD
Hợp phần 5: 1.744.400 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 699.400 USD
Số tiền dự phòng: 552.020 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 61.340 USD

Kết quả dự kiến của Dự án

Kết quả chính

Năng lực quốc gia của Việt Nam trong việc quản lý PCB được tăng cường và lưu giữ được một lượng đáng kể PCB tại các tỉnh thí điểm nhằm tiêu hủy an toàn trong tương lai

Kết quả của các hợp phần

Hợp phần 1: Xây dựng được khung pháp lý quản lý PCB bao gồm các chính sách, quy định, quy trình giám sát quản lý PCB an toàn ở mức quốc gia; KHQG quản lý PCB.

Hợp phần 2: Các hoạt động quản lý PCB an toàn được thực hiện tại các địa điểm lựa chọn trong đó PCB được xác định, đóng gói, dán nhãn và lưu giữ an toàn.

Hợp phần 3
: Năng lực của các bên liên quan trong việc thực hiện quản lý PCB cũng như nhận thức của cộng đồng về PCB được nâng cao.

Hợp phần 4:
Hệ thống thụng tin quản lý PCB được mở rộng cũng như các báo cáo giám sát và đánh giá dự án được thực hiện đầy đủ.

Hợp phần 5
: BQL Dự án được hỗ trợ vận hành tốt.

Ngay sau khi Văn kiện Dự án được phê duyệt, Ban chỉ đạo Dự án gồm 6 thành viên đã được thành lập theo Quyết định số 2305/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Bộ TNMT, trong đó ông Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ TNMT đã được bổ nhiêm làm Trưởng Ban chỉ đạo Dự án. Ngày 30 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 2255/QĐ – BTNMT bổ nhiệm Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TNMT làm trưởng ban chỉ đạo mới của Dự án. 6 thành viên Ban chỉ đạo Dự án tại thời điểm hiện nay bao gồm:

1. Ông Bùi Cách Tuyến – Thứ trưởng Bộ TNMT kiêm Tổng cục trưởng TCMT, Bộ TNMT; Trưởng Ban chỉ đạo (Quyết định 2255/ QĐ –BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2010);
2. Ông Đỗ Quang Vinh - Cục trưởng Cục ATMT, Bộ CT; thành viên ban chỉ đạo (Quyết định 2305/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

3. Ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng giám đốc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Bộ CT; thành viên Ban chỉ đạo (Quyết định 2305/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

4. Bà Nguyễn Lan Anh - Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (DMEF), Bộ tài chính; thành viên Ban chỉ đạo (Quyết định 2305/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

5. Bà Nguyễn Thị Thái Phương - Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ kế hoạch và đầu tư; thành viên Ban chỉ đạo (Quyết định 2305/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

6. Ông Nguyễn Viết Đàn - Phó vụ trưởng Vụ kế hoạch, Bộ TNMT; thành viên Ban chỉ đạo (Quyết định 2305/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

Hai Ban quản lý (BQL) Dự án (BQL TCMT/ATMT và BQL EVN) đã được thành lập, trụ sở tại VEA và EVN.


BQL TCMT/ATMT được thành lập theo Quyết định số 2306/QĐ-BTNMT của Bộ TNMT, bao gồm 8 thành viên do PGS.TS Bùi Cách Tuyến làm Giám đốc BQL Dự án. Cùng với sự thành lập BQL Dự án, các quy chế hoạt động của Dự án cũng đã được xây dựng và ban hành theo Quyết định số 1590/QĐ-BQLDA ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc BQL Dự án. Từ tháng 1 năm 2010, Văn phòng BQL Dự án đã được thành lập và đặt tại tầng 8, 273 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội và 06 tư vấn của Dự án, bao gồm: 01 Quản đốc Dự án, 01 Cán bộ Kỹ thuật, 01 Cán bộ Đấu thầu, 01 cán bộ tài chính, 02 Cán bộ Dự án, đã được tuyển chọn. 8 thành viên BQL TCMT/ATMT gồm:

1. Ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ TNMT kiêm Tổng cục trưởng TCMT, Bộ TNMT; Trưởng Ban chỉ đạo kiêm Giám đốc BQL Dự án (Quyết định 2306/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

2. Ông Hoàng Minh Đạo - Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, TCMT, Bộ TNMT; Phó giám đốc BQL Dự án (Quyết định 2306/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

3. Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng Cục ATMT, Bộ CT; Phó giám đốc BQL Dự án (Quyết định 2306/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);

4. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục kiểm soát ô nhiễm, TCMT, Bộ TNMT; Điều phối viên Dự án (Quyết định 215/ QĐ – TCMT ngày 25 tháng 3 năm 2010);

5. Bà Dương Hồng Liên - Cục kiểm soát ô nhiễm, TCMT, Bộ TNMT; Kế toán Dự án (Quyết định 2306/ QĐ –BTNMT ngày 1 tháng 12 năm 2009);
6. Ông Tạ Đình Thi - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TNMT; thành viên BQL Dự án (Quyết định 5/QĐ – BQLPCB ngày 17 tháng 6 năm 2010);

7. Bà Phan Việt Nga - Vụ tài chính, Bộ TNMT; thành viên BQL Dự án (Quyết định 5/QĐ – BQLPCB ngày 17 tháng 6 năm 2010);
8. Bà Trần Thị Tuyết Mai - Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TNMT; thành viên BQL Dự án (Quyết định 5/QĐ – BQLPCB ngày 17 tháng 6 năm 2010);

BQL EVN được thành lập theo Quyết định số 644/QĐ - EVN với 15 thành viên do ông Đặng Hoàng An làm Trưởng ban BQL Dự án. Quy chế hoạt động của BQL EVN đã được xây dựng và ban hành theo Quyết định số 65- QĐ- EVN ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ tháng 12 năm 2009, Văn phòng BQL EVN đã được thành lập và đặt tại 18 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội và 02 tư vấn của BQL, bao gồm 01 Cán bộ đấu thầu/kỹ thuật, 01 cán bộ tài chính/văn phòng đã được tuyển chọn. Thành viên BQL EVN gồm:

1. Trưởng ban: Ông Đặng Hoàng An - Phó Tổng Giám đốc EVN phụ trách sản xuất của EVN;

2. Kế toán trưởng: Ông Hoàng Văn Tùy – Phó Trưởng Ban Tài chính Kế toán;

3. Các thành viên:

- Bà Phan Thị Thủy Tiên - Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Môi trường, thường trực;
- Bà Lê Thị Ngọc Quỳnh - Phó Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Môi trường;
- Ông Đỗ Tiến Hùng - Phó Trưởng Ban Quản lý Đầu tư;
- Ông Dư Cao Minh - Phó giám đốc Công ty Điện lực 1;
- Ông Hồ Quang Ái - Phó giám đốc Công ty Điện lực 2;
- Ông Thái Văn Thắng - Phó giám đốc Công ty Điện lực 3;
- Ông Vũ Xuân Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại;
- Bà Lê Thị Thúy Lan - Chuyên viên Ban Khoa học công nghệ và Môi trường;
- Bà Phạm Lê Huyền Trang - Chuyên viên Ban Tài chính Kế toán;
- Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chuyên viên Ban Quản lý Đấu thầu;
- Bà Phạm Thị Minh Trí - Chuyên viên Ban Quản lý Đầu tư;
- Bà Đỗ Lan Bình - Chuyên viên Ban Kỹ thuật - Sản xuất;
- Ông Trần Đức Minh – Chuyên viên Ban Quan hệ Quốc tế.

NỘI DUNG VĂN KIỆN DỰ ÁN “QUẢN LÝ PCB TẠI VIỆT NAM”
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: Quản lý PCB tại Việt Nam, dự án gồm các dự án thành phần như sau:
- Dự án thành phần 1: Quản lý PCB – VEA;
- Dự án thành phần 2: Quản lý PCB – ISEA;
- Dự án thành phần 3: Quản lý PCB – EVN.

2. Mã ngành dự án: E38        

3. Tên nhà tài trợ: Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)

4. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

a. Địa chỉ liên lạc: 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
b. Số điện thoại:  04-37732731; Fax: 04-38359221

5. Chủ dự án kiêm chủ dự án thành phần 1 “Quản lý PCB – VEA”: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

a. Địa chỉ: 67 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
b. Điện thoại:  04-38224422; Fax: 04-38223189    

6. Cơ quan chủ quản các dự án thành phần: Bộ Công Thương

a. Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
b. Điện thoại: 04.22202222; Fax: 04.22202525

7. Chủ các dự án thành phần:


- Dự án thành phần 2 “Quản lý PCB – ISEA”: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương
+ Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà Nội
+ Điện thoại: 04-22218320; Fax: 04-22218321
- Dự án thành phần 3 “Quản lý PCB – EVN”: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Bộ Công Thương
+ Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Điện thoại: 04-22201357; Fax: 04-22201358

8. Thời gian dự kiến thực hiện dự án:
5 năm

9. Địa điểm thực hiện dự án:

- Công tác thống kê sẽ được triển khai tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc
- Công tác thí điểm quản lý PCB sẽ được thực hiện tại các tỉnh bao gồm Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ và Lâm Đồng. Các tỉnh thí điểm có thể bao gồm thêm Đà Nẵng nếu quá trình điều tra cho thấy ở đó có nhiều PCB và là nơi thích hợp để lựa chọn các hoạt động trình diễn.

10. Vốn của dự án:

a. Tổng vốn của dự án: 17.500.000 USD
- Vốn ODA: 118.559.000.000 VND, tương đương 7.000.000 USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2009 là 1 USD = 16.937 VND)
- Vốn đối ứng: 177.838.500.000 VND tương đương với 10.500.000 USD

b. Vốn của từng dự án thành phần

Hợp phần 1:                4.163.980 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 1.989.338 USD
Hợp phần 2:                4.977.600 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 2.097.600 USD
Hợp phần 3:                3.787.300 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 1.759.822 USD
Hợp phần 4:                2.274.700 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 392.500 USD
Hợp phần 5:                1.744.400 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 699.400 USD
Số tiền dự phòng:       552.020 USD trong đó vốn ODA từ GEF là 61.340 USD

11. Hình thức cung cấp ODA: ODA không hoàn lại

12. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:

Mục tiêu tổng thể. Xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh trình diễn nhằm tiêu hủy trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể.


a) Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế quản lý PCB; Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB.

b) Trình diễn các hoạt động quản lý an toàn PCB trong một số ngành chính có sử dụng PCB và trong phạm vi khu vực trình diễn được lựa chọn (10 tỉnh).

c) Tăng cường năng lực cho các bên liên quan về quản lý an toàn PCB; nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý an toàn PCB;
Kết quả chủ yếu: Năng lực quốc gia của Việt Nam trong việc quản lý PCB được xây dựng và bước đầu lưu trữ an toàn một lượng đáng kể PCB tại các tỉnh thí điểm để tiêu hủy trong tương lai.

Xem toàn bộ Văn kiện Dự án ---> Tại đây

Xem Hiệp định tài trợ của Dự án ---> Tại đây

Tham khảo báo cáo tiến độ dự án tại :báo cáo tiến độ thực hiên dự án năm 2011 kế ... - Việt Nam

Nguồn tin:Theo KTCN&HTQT Tổng hợp