Tin tức

Trái đất oằn mình dưới những thảm họa môi trường 15/12/2010

0
Nắng nóng kỷ lục, hạn hán, lũ lụt ở khắp nơi trong năm 2010 vừa qua là một bằng chứng cho thấy, những hành vi tàn phá môi trường của con người đã vượt qua mốc giới hạn. Dưới đây là những hình ảnh đau lòng về những thảm họa về môi trường đã xảy ra trong năm vừa qua.




Trên đập Vacha, Krichim, thuộc Bulgaria, các tình nguyện viên đang cố gắng để làm sạch chiếc hồ ngập đầy những bình nhựa và rác thải.


Những con chim cánh cụt sinh sống ở Nam Cực đang trôi nổi trên biển băng do băng tan. Những số liệu của NASA cho thấy, mỗi năm lượng băng bao  phủ Nam Cực giảm đi 57 tỷ tấn. Những con chim cánh cụt này đang đứng trước nguy cơ nơi cư trú ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, việc băng ở Nam Cực tan cũng khiến cho nước biển ngày càng dâng cao. Ngay một đảo quốc nhỏ bé như Tuvalu cũng đang có nguy cơ bị nước biển nuốt chửng. Thêm vào đó, diện tích nước trên bề mặt Trái đất mở rộng cũng sẽ khiến mùa mưa kéo dài hơn.


Hồ Phàn Dương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã bị cạn sạch nước do mực nước sông Trường Giang xuống thấp, lượng mưa lại rất ít. Cả một vùng chài trước nay tấp nập thì giờ cả thuyền lẫn lưới phải dẹp vào một góc.


Tại một nhà máy chế biến gỗ ở Indonesia, người ta đã khai thác một lượng lớn những cây nguyên sinh. Những cây gỗ này sẽ được dùng để sản xuất giấy. Chính quyền địa phương đã thu được những món lợi lớn từ việc khai thác và chế biến gỗ, tuy nhiên, họ và con cháu mình sẽ  phải trả giá đắt vì đã phá hoại hệ sinh thái nơi đây.


Riyadh, thủ đô của Ả-rập Xê-út đang bị một cơn bão cát tấn công. Tất cả các tòa nhà trong thành phố ngập chìm trong cát bụi. Biến đổi khí hậu toàn cầu càng làm cho những vùng khô hạn trở nên nguy kịch hơn. Trong lục địa, mỗi năm bão cát đã hung hăng giết hại hàng ngàn người.


Đỉnh Kilimanjaro thuộc Kenya, đỉnh núi cao nhất châu Phi. Trước đây đỉnh núi này quanh năm tuyết phủ. Tuy nhiên, theo thống kê của các nhà khoa học thì do sự ấm lên của khí hậu toàn cậu, năm 2007 so với năm 1912, lượng tuyết bao phủ trên đỉnh núi đã giảm đi 85%.


Vụ nổ giàn khoan DeepWater trên vịnh Mexico của Mỹ hồi cuối tháng 4 vừa qua đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Trong ảnh là hai bàn tay dính đầy dầu của nhà hải dương học Scott Porter, đến từ Louisiana nước Mỹ.


Tháng 4/2010, núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland phun trào dữ dội. Cột khói bụi do ngọn núi lửa này gây ra đã làm gián đoạn hàng không khắp các nước châu Âu.


Cuối tháng 5/2010, núi lửa Pacaya nằm cách thành phố Guatemala 40km đã phun trào dữ dội. Dòng dung nham nóng chảy của nó đã khiến hàng ngàn người dân sống ở gần đó phải đi di tản.


Đêm 6/6/2010, một vòi rồng khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 7 người ở bang Ohio và làm bị thương hàng chục người khác ở khu vực Midwest của Mỹ. Trong ảnh là một người phụ nữ trở lại căn nhà của mình để tìm kiếm những đồ vật còn sót lại.


Ngày 16/6/2010, miền Tây nước Pháp đã bị tấn công bởi một cơn mưa đá dữ dội.


Ngày 20/7, nước Nga có tới 71 người chết vì đi bơi. Đây là ngày nắng nóng đầu mùa hè có nhiều người chết nhất trong lịch sử và cũng khởi đầu cho một mùa nắng nóng khủng khiếp nhất ở quốc gia này.

L.V. (Theo THX)

Nguồn tin:www.vietnamnet.vn