Tin tức

1,2 tỷ USD tài trợ cho Việt Nam ứng phó BĐKH 18/02/2011

0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường cho biết: "Đến nay, Việt Nam cũng đã huy động được hơn 1,2 tỷ USD tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu trong năm năm tới huy động khoảng 5 tỷ USD".

Trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, việc đẩy mạnh khai thác, sử dụng than đá, dầu lửa, các loại nhiên liệu hoá thạch...  


Thiên tai xảy ra thường xuyên vào có hậu quả ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới

Cùng với các hoạt động công nghiệp, xây dựng, giao thông... tăng lên một cách chóng mặt, bầu khí quyển phải hứng chịu một lượng khổng lồ khí CO2, nitơ ôxít, mêtan... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, băng tan và hàng loạt các thảm họa xảy ra liên tiếp khắp nơi trên thế giới.  

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.

Những tác động, ảnh hưởng của BĐKH tác động trực tiếp tới cuộc sống đời thường. Từ sự thay đổi về thời tiết: mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước.

Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại...

Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng...

Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.

Tại Phiên họp thứ 2 Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu (ngày 16/2/2011), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện, thông qua Chiến lược tổng thể về ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở nhận thức đây là nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.

Đối với Chính phủ sẽ chỉ đạo và điều hành những nhiệm vụ trọng tâm trong việc ứng phó với biển đổi khí hậu, nhất là tình trạng nước biên dâng.

Các Bộ, ngành và các địa phương cần linh hoạt trong quá trình triển khai chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa thích nghi, vừa ứng phó tích cực và phù hợp với thực tế của từng khu vực.

Trước mắt Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu khẩn trương xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu chủ đạo, trong đó phân định rõ từng kịch bản và phương án cụ thể để các ngành và các địa phương làm cơ sở tiến hành quy hoạch và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết: Trong quý II năm 2011 Bộ TN&MT sẽ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến nay, Việt Nam cũng đã huy động được hơn 1,2 tỷ USD tài trợ quốc tế cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu trong 5 năm tới huy động khoảng 5 tỷ USD.

Theo Ngọc Bách/Tamnhin

Nguồn tin:http://www.vfej.vn