Tin tức

Ô nhiễm không khí ban đêm đang ở mức nào? 09/12/2011

0
Các kết quả quan trắc cho thấy, không khí ban đêm có biểu hiện ô nhiễm nhưng chưa ở mức vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nếu so sánh thời điểm này với thời điểm cách đây 5 - 7 năm thì thấy ô nhiễm ban ngày và ban đêm có xu hướng tăng.

Những số liệu biết nói

Ngày 2/12, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn & Môi trường để tìm hiểu về chất lượng không khí ban đêm. Ông Nguyễn Nhật Anh, Tổ Môi trường Không khí, Phòng Môi trường, Trung tâm mạng lưới Khí tượng thủy văn và Môi trường, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho chúng tôi xem các kết quả đo nồng độ thành phần có trong không khí với ngày tháng tự chọn.
 

 
Các kết quả quan trắc cho thấy, TSP trong không khí có sự chênh lệch lớn giữa ban ngày và ban đêm.

Với chiếc máy tính có phần mềm xử lý số liệu quan trắc từ 9 trạm trên cả nước truyền về, đây được coi là kho bảng biểu quan trọng nhất thể hiện đúng chỉ số môi trường không khí qua các thiết bị máy móc đo đạc và phân tích.

Ông Nguyễn Nhật Anh cho biết, theo quy luật thì ban đêm bụi sẽ ít hơn ban ngày. Các máy đo phát hiện bụi bằng tia beta. Các kết quả cho thấy các thông số TSP (mg/m3) và PM10 (mg/m3)  trong không khí vào ban đêm có biểu hiện bị ô nhiễm.

Cụ thể ngày 23/11, TSP vào lúc 19h là 137, 20h là 143, 21h là 123, 22h là 155, 23h là 182, 24h là 167. Tương tự chỉ số PM 10 trong ngày 23/11 vào lúc 19h là 100, 20h là 86, 21h là 100, 22h là 111, 23h là 85, 24h là 93.

Số liệu đo đạc được ngày 1/6/2011 cụ thể là lúc 20h: TSP là 169, PM 10 là 129. Hai thông số này là nói lên được chất lượng không khí. Vào ban ngày lúc 10h thì TSP là 257, PM10 là 77. Con số này cho thấy bụi thô luôn lớn hơn bụi thở. Vào lúc 23h, TSP là 122 và PM10 là 81.
 
Trong khi đó, các trạm này đều đã ngót nghét chục năm. Hàng năm vẫn có kinh phí rót về để tu sửa lại các trạm. Tuy nhiên, có nhiều thiết bị, hiện giờ thế giới đã không còn sử dụng, vì thế có hỏng và muốn sửa chữa cũng không tìm đâu ra được thiết bị thay thế.
 
Vào ngày 18/11, TSP vào vào lúc 19h là 295, 20h là 346, 21h là 255, 22h là 310, 23h là 273, 24h là 280. Tương tự chỉ số PM 10 trong ngày 23/11 vào lúc 19h là 246, 20h là 272, 21h là 204, 22h là 228, 23h là 224, 24h là 235.

Số liệu đo đạc được ngày 1/6/2011 cụ thể là lúc 20h: TSP là 169, PM 10 là 129. Hai thông số này là nói lên được chất lượng không khí. Vào ban ngày lúc 10h thì TSP là 257, PM10 là 77. Con số này cho thấy bụi thô luôn lớn hơn bụi thở. Vào lúc 23h, TSP là 122 và PM10 là 81.

Các kết quả này cho thấy, không khí ban đêm đã có biểu hiện bị ô nhiễm. Các kết quả quan trắc cho thấy, TSP trong không khí có sự chênh lệch lớn giữa ban ngày và ban đêm. Ban đêm thấp hơn so với ban ngày. Cụ thể vào ngày 23/11, TSP vào các giờ ban đêm đều chưa vượt quá con số 200/h, trong khí đó, có nhiều thời điểm ban ngày TSP vượt lên rất cao, ví dụ vào lúc 10h, TSP là 899, vào lúc 12h là 1.314. Vào ngày 18/11, TSP vào 10h đã vọt lên tới 2.056. Các giờ khác cũng cao hơn so với ban đêm, ví dụ vào lúc 17h là 1.556, 7h là 247.

Với PM10 không có sự chênh lệch lớn giữa ban ngày và ban đêm. Cụ thể như ngày 23/11, PM10 vào ban ngày cũng tương tự như vậy, cụ thể vào 11h là 64, 12h là 84, trong khi vào ban đêm lúc 20h là 86, 23h là 84.

Giải thích về hiện tượng này ThS Bùi Hoài Thanh, trưởng phòng Môi trường, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho rằng, bụi TSP là bụi chung gồm cả những hạt bụi to và bụi nhỏ. Vì thế, vào ban ngày, do hoạt động giao thông, xây dựng, lượng bụi này khá nhiều. Nhưng vào ban đêm, hoạt động giao thông xây dựng có giảm đi nên lượng bụi này thấp hơn.

Với PM10 đây là bụi nhỏ. Những hạt bụi này bay lơ lửng trong không khí nên ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. Hơn nữa, do trạm quan trắc đặt cách đường giao thông chính khoảng 50m vì thế, các hạt bụi to không khuếch tán được vào bên trong, chỉ có những hạt bụi nhỏ, hạt bụi lơ lửng mới khuếch tán.

 
Ban đêm giờ nhiều khi cũng ô nhiễm như ban ngày do xe cộ vận tải vào ban đêm nhiều, đất cát rơi vãi ra đường gây ra bụi.

Mùa đông ô nhiễm hơn mùa hè

Dựa vào các số liệu quan trắc đo đạc được, ông Nguyễn Nhật Anh cho biết, không khí mùa đông thường ô nhiễm hơn mùa hè do độ ẩm thấp hơn. Mùa đông là mùa khô nên bụi khuếch tán trong không khí nhiều hơn mà độ ẩm thấp nên làm tăng khả năng bay của bụi. Còn vào mùa hè, hàm lượng mưa ẩm nhiều nên bụi không phát tán được nhiều. Khi đó, ô nhiễm của bụi TSP là nhiều hơn so với PM10.

"Ban đêm giờ nhiều khi cũng ô nhiễm như ban ngày do xe cộ vận tải vào ban đêm nhiều, đất cát rơi vãi ra đường gây ra bụi. Một số điểm như những nơi đang làm đường, công trình đang xây dựng, nhà máy sản xuất bột, xi măng... hàm lượng bụi ban ngày hay ban đêm đều lớn. Con số mà máy đưa ra chỉ là con số tham khảo, là kết quả thô, nên không thể chỉ dựa vào nó để khẳng định có ô nhiễm hay không có. Vì thế, cần có những nghiên cứu đánh giá song song khác", ông Nguyễn Nhật Anh cho biết.

 Hiện ở Việt Nam có 9 trạm quan trắc, trong đó Hà Nội có 2 trạm. Tuy nhiên trong 9 cái này chỉ có 6 cái hoạt động (Hà Nội cũng chỉ còn trạm ở Láng là hoạt động hiệu quả). Những cái hoạt động cũng cho kết quả rất phập phù, nhiều khi báo lỗi. Các chuyên gia cho biết, đối với những chiếc máy đo như thế vì đo liên tục 24/24 nên chỉ có tuổi thọ khoảng 8 năm.

Nguồn tin:http://bee.net.vn