Tin tức

Tác động của các hoạt động khai thác mỏ đến nguồn nước và hệ sinh thái 17/10/2011

0
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mói đất nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp tới 5,6% GDP. Tuy nhiên, bất cứ hình thức khai thác nào cũngdẫn đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng.Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Có thể phân loại các tác động theo hai hình thức sau:

Những tác động của hoạt động khai thác mỏ

Tác động cơ học: Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai thác bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải được nâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thủy văn của các dòng chảy.



Bên cạnh đó, sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, khả năng chứa nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm chức năng của các công trình thúy lọi, giao thông gần các khu khai thác mỏ.

Mặt khác, khi tiến hành các hoạt động khai thác sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm lò, hình thành các phễu hạ thấp mực nước đuôi đất vói độ sâu từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các công trình chứa nước trên mặt như hồ ao,... xung quanh khu mỏ.

Quá trình khai thác khoáng sản gồm có ba bước là: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Cả ba công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ đều dẫn đến hệ động thực vật bị giảm về số lượng hoặc tuyệt chủng.

Tác động hóa học: Thể hiện qua 4 dạng sau:

Thoát acid từ mỏ khai thác: Thoát acid từ mỏ khai thác là một quá trình tự nhiên, trong đó axit sulfuric được hình thành khí sulfua trong đá tiếp xúc với không khí và nước. Khi số lượng lớn đá chứa các khoáng vật sunfua được đào lên từ một mỏ lộ thiên hoặc lấy lên từ dưới lòng đất, nó phản ứng với nước và oxy để tạo ra axit sulfuric. Acid được nước mưa hay nước theo dòng chảy thoát ra khu vực mỏ và đổ vào các sông, suối hoặc nước ngầm xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước.

Ô nhiễm kim loại nặng: Các kim loại như asen, coban, đồng, cadimi, bạc, chì, kẽm chứa trong đất đá khai thác hoặc mỏ ngầm lộ thiên tiếp xúc vói nước. Kim loại bị rửa trôi ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu.

Ồ nhiễm do sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý quặng: Ô nhiễm hóa học xảy ra khi các hóa chất như axit sulfuric hoặc xyanua được sử dụng trong các quá trình xử lý, tuyển quặng đã gây ra rò rỉ, hoặc ngấm vào nguồn nước mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tói đời sống con người và động vật.

Xói mòn và bồi tích: Trong quá trình khai thác không có các biện pháp phòng chống phù họp và chiến lược kiểm soát đúng đắn, khu vực khai thác mỏ sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Bùn cát được chuyển tải tới sông suối, hồ ao gây bồi tích ở hạ lưu. Bồi tích quá mức có thể làm tắc nghẽn dòng chảy, vùi lấp thảm thực vật, động vật hoang dã và ảnh hưởng lớn đến đời sống của động vật trên cạn.



Thực trạng khai thác mỏ gây tác động đến nguồn nước và hệ sinh thái


Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi.. .phạm vi khai thác rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực.

Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, thậm chí có những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3m3 nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Bên cạnh đó, việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huy hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ lạc hậu, do đó môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Khai thác mỏ cũng đồng nghĩa với việc phải đánh đổi phá huy nhiều cảnh quan môi trường trên đất như thảm thực vật rừng gắn vói phong cảnh thiên nhiên, đa dạng sinh học; cảnh quan vùng ven biển... Trên thực tế đã xảy ra sự cố vỡ đập Khe Rè, lũ sau khi bị tích lại đã đổ xuống làm hỏng đường 337, làm thay đổi bờ sông, bờ biển gây bồi lắng, ô nhiễm nguồn nước sông, nước biển Vịnh Hạ Long...

Tại khu mỏ thiếc Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn cát và nước khoảng 2000 m3/ngày được xả ra các đập lắng với tổng dung tích > 74000 m3T Các đập lắng nước này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay đổi chế độ thúy văn của suối. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn, cát. Đáy hồ cao hơn cốt cao tự nhiên từ 5 - 10 m làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn nước sản xuất nông nghiệp, hiện nay hoàn toàn không thể sử dụng được.

Còn tại Nghệ An, các mỏ thiếc, đá quý do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm năng suất cây trồng. Khe Nậm Tôn bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài hơn 20 km, diện tích lên đến 280 ha. Khai thác đá quý ở Quỳ Châu đã làm một số suối và công trình thúy lợi bị phá huy, các hố khai thác sâu là nơi tích tụ chất thải làm ô nhiễm nguồn nước.

Từ giữa năm 2010 đến nay, tuy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Quỳ Họp đã được kiểm tra, giám sát và Thanh tra Chính phủ đã đình chỉ 54 điểm mỏ. Riêng xã Châu Hồng có 5 điểm mỏ bị đình chỉ. Nhưng việc làm này chưa được thường xuyên và triệt để cho nên các chủ doanh nghiệp vẫn chỉ coi lợi nhuận là trên hết. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên bà con nông dân ở xã Châu Hồng phải tự tìm cách xử lý để có nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nhân dân phải đào hố để lọc nước, bom nước lên để dùng và bom tưới cho lúa. Do bị ô nhiễm nguồn nước, trâu bò nuôi không lớn được, năng suất lúa giảm đi một nửa so với trước đây.

Vùng ven biển Nam Trung bộ, ở khu mỏ sa khoáng quặng titan, ô nhiễm phóng xạ do khai thác mỏ sa khoáng titan (còn gọi là cát đen) đã xảy ra. Để khai thác quặng này, người ta phải đào các cồn cát rồi tuyển và làm giàu quặng bằng nước. Kết quả, hàng năm có hàng trăm nghìn tấn cát bị đào xói, khối lượng cát thải, chất thải khổng lồ bị san ủi ra môi trường xung quanh, nước từ quá trình tuyển khoáng cho chảy trực tiếp ra biển, mà không qua xử lý. Trong quặng ilmenit, zircon có các khoáng vật chứa các chất phóng xạ, nhất là khoáng vật monazit, có hàm lượng phóng xạ cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Sự ô nhiễm phóng xạ nước biển lân cận mỏ sa khoáng chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong vùng, vì cá và muối đều có thể tích tụ các chất phóng xạ trong nước biển thải ra từ khai trường, xưởng tuyển của mỏ.

Biện pháp giám thiểu tác đông của các hoat đông khai thác mỏ đến nguồn nước và hệ sinh thái

Có thể nhận thấy rằng, nguồn gây ô nhiễm nước ở các khu mỏ gồm nước mưa chảy tràn qua khu mỏ, nước ngấm từ các bãi thải rắn; nước tháo khô mỏ; nước thải do tuyển khoáng, do đó, các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm trước khi xả thải vào môi trường.

Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngâm từ bãi chứa chất thải rắn: Xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây, nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số lớn kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.

Đối với nước tháo khô mỏ: Sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để láng sơ bộ, một phần được bom trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển quặng, tưới ẩm,...), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu mỏ.

Đối với nước thải sau khi tuyển quặng: Nước từ các xưởng tuyển được thu gom lại, sau đó được lắng lọc cơ học và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng.

Bằng các biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình hoạt động khai thác, các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ cần phải được kiểm soát. Trên thế giới, có một số nước, ở những nơi khai thác các mỏ kim loại nặng, người ta đã xây dựng hồ chứa nước thải, sau đó tiến hành xử lý nước bằng các biện pháp thích họp sau đó mới xả nước vào môi trường xung quanh.

Đối với hệ sinh thái: Các chương trình, dự án thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng có thể sẽ mang lại lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây ra tác động nhiều mặt đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và xã hội. Vì vậy, cần cân nhắc cẩn thận, tiến hành phân tích chi phí - lợi ích, đặc biệt là chi phí - lợi ích mở rộng (trong đó có tính đúng, tính đủ các lợi ích và thiệt hại đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và xã hội) của cả chương trình, dự án. Hay nói khác đi, việc khai thác mỏ cần phải theo quy hoạch tổng họp, trong đó phải xét đến lợi ích của các ngành, các cộng đồng, các vùng sinh thái xung quanh khu vực khai thác mỏ. cần minh bạch và công khai hóa kết quả tính chi phí lợi ích của chương trình, dự án và đối chiếu với các chương trình phát triển khác trên khu vực khai thác mỏ để thấy rõ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường theo định hướng phát triển bền vững. Các doanh nghiệp khai thác mỏ nhất thiết phải tuân thủ các biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường tự nhiên, đảm bảo không gây bất kỳ tác động xấu nào đến hệ sinh thái. Cần khôi phục lại môi trường đã bị tàn phá do khai thác mỏ như trồng lại rừng, hoàn thổ... giảm thiểu những tác động xấu đến hệ sinh thái.

PGS.TS. Bùi Công Quang

Đại học Thủy lợi
Chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Nguồn tin:http://vea.gov.vn