Tin tức

Những hệ lụy từ hoạt động khai thác khoáng sản 10/10/2011

0
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với khoảng 5.000 mỏ quặng và 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, có một số loại khoáng sản lớn về trữ lượng bauxite, titan, đất hiếm, than và quý về giá trị như dầu mỏ, uranium... Những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gây nhiều tác động tới môi trường và khi môi trường bị hủy hoại thì sức khỏe và sinh kế của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Sức khỏe cộng đồng bị đe dọa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội khoa học công nghệ Việt Nam, hoạt động khai thác khoáng sản đã làm cho không khí bị ô nhiễm (do khí thải và bụi từ các hoạt động khoan nổ mìn, xúc, bốc, vận tải...) gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Tại các vùng nhà sàng than, trạm nghiền đá, trong các lò chợ và các đường lò độc đạo, các vùng khoan nổ mìn, xúc bốc, dọc đường vận tải quặng, đất đá, tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp của công nhân mỏ, vùng dân cư lân cận khai trường chiếm tỷ lệ khá cao. Hơn một nửa số nguôi mắc bệnh bụi phổi silic trong toàn quốc tập trung tại các vùng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính chiếm tói 60%, lao 4-5%. Kết quả đo kiểm tra cho thấy, tiếng ồn ở một số mỏ lên cao từ 97-106 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép nên đã làm nhiều công nhân mỏ bị bệnh điếc nghề nghiệp. Rung cục bộ do điều khiển búa khoan cầm tay cũng đã gây các tổn thương đến xương, khớp và hệ thần kinh của người lao động.


Qua điều tra ở cộng đồng dân cư tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, Quảng Ninh cho thấy, dân cư sống trong vùng khai thác than, nhiều bụi, ô nhiễm nguồn nước nên bệnh tật phổ biến là lao phổi, viêm phế quản, các bệnh về mắt... Hàng năm, các công ty than cũng tổ chức nhiều đạt khám chữa bệnh miễn phí nhưng không thể ngăn chặn được bệnh tật gia tăng khi phải sống trong môi trường thường xuyên bị ô nhiễm...

Tại các vùng khai thác sa khoáng titan ven biển miền Trung, bên canh việc bị ảnh hưởng ô nhiễm bụi cát, bụi quặng từ không khí, nguồn nước, thì cộng đồng dân cự còn bị ảnh hưởng phóng xạ từ khai trường và khu chế biến tinh quặng, bởi trong quặng titan có một số khoáng vật có chứa hàm lượng chất phóng xạ ở các mức độ khác nhau tùy theo từng điểm quặng. Trong quá trình khai thác chế biến, hầu hết các doanh nghiệp chưa cảnh báo và chưa có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho công nhân và cộng đồng đối với nguy cơ nhiễm xạ. Tình trạng quặng khai thác để roi vãi bừa bãi ở các khu vực khai thác, khi vận chuyển hay ở các phân xưởng tuyển quặng là những nguy cơ tiềm ẩn các chất phóng xạ phát tán vào không khí và nguồn nước Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản cũng là nơi thường xảy ra nhiều tai nạn lao động, đặc biệt là trong khai thác than và khai thác vật liệu xây dựng. Liên tiếp trong các năm gần đây, nhiều tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra như khai thác đá ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang..., sự cố sập hầm lò ở mỏ than Mông Dương (Công ty than Mông Dương) hay ở Khe Tam (Công ty than Hạ Long) làm nhiều lao động bị thiệt mạng.

Sinh kế cộng đồng chưa được đảm bảo

Mặt khác, hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Đa số cộng đồng dân cư ở các vùng có mỏ khoáng sản đều sống dựa vào nguồn thu chính từ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp (trồng, bảo vệ rừng, lâm sản); nuôi trồng thủy sản... Việc thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản đồng nghĩa với mất đất sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nguôi dân. Hoạt động khai khoáng tuy có tạo thêm việc làm và tạo điều kiện phát triển thêm các dịch vụ kèm theo nhưng cũng không đảm bảo được việc làm cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, những tác động bất lợi từ hoạt động khai khoáng đến nguồn nước (ô nhiễm, suy giảm...); đất sản xuất (ô nhiễm, bị đất đá, bùn cát xâm lấn) có tác động không nhỏ đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc đền bù, bồi thường thiệt hại mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu trước mắt mà chưa đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài cho người dân.

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Dự án khai thác mỏ sắt tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bắt đầu hoạt động từ năm 2007 nhưng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với người dân xóm Phồn và thôn Lùng Thùng. Nghiên cứu cho thấy, Dự án này đã thu hồi 7 ha đất ruộng và đất rừng của hơn 40 hộ trong tổng số 118 hộ dân với mức giá bồi thường chỉ từ 1.000 - 4.000 đồng/m2. Doanh nghiệp khai thác mỏ này cũng chỉ nhận vỏn vẹn 5 lao động (vì cho rằng hầu hết không có tay nghề và chưa được đào tạo), xây cho xã một nhà văn hóa trị giá 5 triệu đồng. Cho đến nay, 40 hộ dân bị thu hồi đất trên không có sinh kế ổn định. Không chỉ đời sống những hộ dân trực tiếp mất đất mới bấp bênh, mà cộng đồng nguôi dân xóm Phồn và thôn Lùng Thùng cũng phải hứng chịu quặng sắt, đất, đá thải từ khu vực khai thác trôi xuống san lấp ruộng. Nguồn nước chính của xã cũng bị đất đá trôi lấp và bồi cạn cục bộ, dòng chảy thu hẹp nên tiềm ẩn nguy cơ lũ quét khi có mưa lớn. Theo các cấp lãnh đạo địa phương và cộng đồng dân cư trong và ngoài khu vực mỏ Tân Pheo đều cho rằng, hoạt động khai thác quặng sắt làm cho đời sống, môi trường trong khu vực đi xuống, điều có thể trông thấy là đường sá xuống cấp. Còn tỷ lệ hộ nghèo của xã Tân Pheo thì tăng lên đáng kể sau khi dự án triển khai tại đây.

Gia tăng các mâu thuẫn, xung đột và tệ nạn xã hội

Mâu thuẫn, xung đột thường xảy ra giữa các tổ chúc khai thác khoáng sản, giữa người dân vói người dân, giữa doanh nghiệp vói người dân và giữa người dân với chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, mâu thuẫn thường xảy ra ở nhiều noi là mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người dân do không thống nhất được vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, phân chia lợi ích, môi trường sống của cộng đồng bị ô nhiễm và không được phục hồi như trước đây. Tại Quảng Ninh, mâu thuẫn tranh chấp xã hội thường xuyên xảy ra giữa người dân và doanh nghiệp, giữa nguôi dân và chính quyền địa phương, giữa người dân với nhau và giữa các tổ chức khai thác than... Trường họp đặc biệt nghiêm trọng cuối năm 2008,6 nguôi đã bị chết do tranh chấp thu mua than lậu, than mót giữa các tổ chức xã hội đen trên địa bàn. Tình trạng cờ bạc, nghiện hút, mại dâm diễn ra phức tạp. Chỉ tính riêng phường Hà Khánh hiện tại còn hơn 130 trường hợp nghiện hút và nhiễm HIV được biết chính thúc, thực tế có thể sẽ còn cao hơn rất nhiều lần. Tại các điểm khai thác titan ven biển miền Trung, nhiều vụ xung đột đã hậu tương tự như Sa Pa, Mẫu Sơn hay Tam Đảo... Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây do xảy ra ở Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định... cộng đồng dân cư bức xúc về ô nhiễm môi trường ngăn cản không cho các doanh nghiệp vào khai thác.

Bên cạnh đó, việc gia tăng khai thác khoáng sản cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô khai thác dẫn đến gia tăng số lượng lao động đến địa phương vùng khai khoáng. Điều này tạo thêm áp lực lớn cho địa phương trong công tác quản lý và làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Khu vực khai khoáng, đặc biệt là khu vực khai thác trái phép là một trong những nơi trọng điểm về tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, lây nhiễm HIV...

Có thể nói, khai thác tài nguyên khoáng sản tuy mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cho quốc gia nhưng đã phải đánh đổi với sự hủy hoại môi trường sinh thái, đánh đổi với tiềm năng các nguồn tài nguyên khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông, lâm nghiệp... và đối mặt vói nhiều thách thức về kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng khai khoáng. Bên cạnh đó, tài nguyên đất nước bị sử dụng lãng phí, cộng đồng dân cư địa phương phải gánh chịu hậu quả và chính quyền địa phương luôn phải tìm cách khắc phục.

NGUYỀN HẰNG

Chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Nguồn tin:http://vea.gov.vn