Tin tức

Định hướng phát triển chiến lược của chương trình GLONASS 13/05/2014

0
Sau sự cố hy hữu liên quan tới việc toàn bộ tín hiệu của hệ thống GLONASS biến mất và xuất hiện trở lại trong vòng 12 tiếng đồng hồ ngày 02/04/2014. Chính quyền Liên bang Nga đã có những định hướng phát triển chiến lược của chương trình GLONASS trong những năm tới .




                                              Ông Denis Lyskov là Thư ký Liên bang, Phó Giám đốc Cơ quan 
                                      Vũ trụ Liên bang Nga ROSCOSMOS (Federal Space Agency of Russia).

Ông Denis Lyskov bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành vũ trụ Nga ngay sau khi tốt nghiệp Học viện Hàng không Moscow (Moscow Aviation Institute) năm 1996. Ông tham gia vào ROSCOSMOS từ hai năm trước, và bắt đầu nhiệm vụ giám sát chương trình GLONASS từ tháng 6/2013.

Những quy định mang tính nền tảng của Chính quyền Liên bang Nga liên quan tới hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh GLONASS, được định nghĩa rõ ràng trong Nghị định Tổng thống số #638 ngày 17/05/2007 như sau:

•Các dịch vụ của hệ thống GLONASS sẽ được cung cấp trên toàn thế giới và hoàn toàn miễn phí đối với người sử dụng.

•Hệ thống GLONASS là hệ thống nền tảng cho các chương trình Quốc gia bao gồm Định vị - Dẫn đường và Thời gian.

Để Nghị quyết và Quy định của chính phủ có hiệu lực và phát huy hiệu quả trong lĩnh vực định vị dẫn đường vệ tinh, trong tháng 03/2012 Chính phủ Nga đã chấp thuận Chương trình Liên bang tập chung vào duy trì ổn định, phát triển và mở rộng ứng dụng của hệ tống GLONASS. Chương trình này bao hàm các hoạt động dưới đây:

•Cải thiện độ chính xác và tính toàn vẹn trong dẫn đường;

•Chắc chắn mọi điều kiện cần thiết phục vụ cho các giải pháp định vị, dẫn đường và thời gian trong những môi trường khó khăn như tầm nhìn hạn chế, nhiễu động và ngẽn tín hiệu;

•Nâng cao hiệu quả các ứng dụng hiện thời và mở rộng danh mục các ứng dụng tương lai.

Năm 2014 sẽ là năm trọng điểm của nhiệm vụ phát triển các vệ tinh dẫn đường GLONASS thế hệ mới, các hợp phần hiệu chỉnh số liệu, và cơ sở hạ tầng giám sát khả năng hoạt động của các vệ tinh. Kết quả thu được là cơ sở để đưa ra những định hướng cho hệ GLONASS trong những năm tiếp theo.

HỢP PHẦN KHÔNG GIAN

Vệ tinh dẫn đường thế hệ mới sẽ đảm bảo cho các dịch vụ dẫn đường, theo toàn bộ danh mục mà người sử dụng trên khắp thế giới hiện đang khai thác, dựa trên các tín hiệu đa truy cập phân chia theo tần số FDMA (Frequency Division Multiple Access) L1 và L2 cũng như các tín hiệu thế hệ mới đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access) L1, L2 và L3. Tập hợp hoàn chỉnh các tín hiệu GLONASS được phát truyền thông qua việc sử dụng hai mảng ăng ten có pha tách biệt – mảng thứ nhất dành cho các tín hiệu FDMA, và mảng thứ hai dành cho các tín hiệu CDMA.

Việc giới thiệu các tín hiệu mới giúp tăng khả năng cải thiện và nâng cấp cấu hình quỹ đạo của trùm vệ tinh, cấu trúc và phương thức tạo ra số liệu trong các bản tin dẫn đường, cũng như độ chính xác, tính tin cậy và khả năng kiểm tra tính toàn vẹn của các lời giải dẫn đường trong các điều kiện thực tiễn khác nhau. Kế hoạch ổn định và phát triển bền vững trùm vệ tinh bắt đầu bằng việc phóng vệ tinh GLONASS-M-55 vào năm 2014. Vệ tinh mới này tương tự như vệ tinh GLONASS-K-11 đã phóng lên quỹ đạo hồi tháng 02/2011, mang theo bộ thiết bị và bắt đầu phát truyền tín hiệu CMDA trên tần số L3. Tín hiệu CDMA L3 cũng sẽ được phát truyền từ 7 vệ tinh GLONASS-M khác, mà theo kế hoạch sẽ được phóng trong giai đoạn 2014-2015.

Việc triển khai chương trình hiện đại hoá hệ thống GLONASS sẽ tạo ra ba hợp phần giúp cải thiện độ chính xác. Điều này được thực hiện thông qua các nhiệm vụ:

•Nâng cấp toàn bộ hợp phần kiểm soát điều khiển mặt đất;

•Giới thiệu chuẩn tần số với đồng hồ nguyên tử vệ tinh dựa trên nhiều công nghệ khác nhau;

•Giới thiệu những công nghệ tiên tiến hơn ứng dụng trong kiểm soát và điều khiển vệ tinh, dựa trên các đường truyền liên kết giữa vệ tinh trên tần số vô tuyến và các dải tần quang học;

•Chuyển đổi sang hệ thống tham cniếu PZ-90.11 Geodetic Reference System theo cùng hệ thống Quốc tế ITRF (International Terrestrial Reference Frame) và đặt mức độ chính xác ở cấp mm;

•Hồi đáp tỷ lệ thời gian GLONASS với hệ thống thời gian quốc tế UTC – Coordinated Universal Time (SU, dành cho Liên bang Sô Viết) ở mức độ chính xác dưới 2 nano giây trong khi vẫn duy trì UTC (SU) với độ ổn định riêng trong thời gian dài ở mức 10-17.

HỢP PHẦN HIỆU CHỈNH

Hiệu chỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực hoạt động của hệ thống GLONASS. Với việc phóng vệ tinh Luch-5V vào toạ độ quỹ đạo 950E đầu năm 2014, giai đoạn đầu tiên xây dựng trùm vệ tinh giám sát và hiệu chỉnh phân sai SDCM (System of Differential Correction and Monitoring) đã hoàn thành. SDCM sẽ cung cấp các dịch vụ hiệu chỉnh dựa vào các vệ tinh (dạng SBAS) trên tần số L1 (1575.42 MHz). Tiếp bước thành công, việc triển khai cơ sở hạ tầng giám sát và chuyển tải thông tin cho vệ tinh Luch-5A có toạ độ quỹ đạo 1670E đặt ở vùng Viễn Đông Liên bang Nga cũng sẽ sớm hoàn thành. Chương trình cũng đặc biệt lưu ý nhiệm vụ bảo đảm tính tương thích của vệ tinh Luch-5B (toạ độ quỹ đạo 160E) và vệ tinh Inmarsat-3F2 (toạ độ quỹ đạo 15.50E) hiện đang mang bộ phát đáp tín hiệu hiệu chỉnh của Châu Âu EGNOS (European Geostationary navigation Overlay System).

Trong tương lai sẽ chuyển dần từng bước sang sử dụng các vệ tinh tải trọng lớn hơn, có thể mang các bộ phát đáp tần số L1/L5, đây sẽ là điểm đánh dấu quan trọng trong sự phát triển của SDCM. Theo kế hoạch, con tàu đầu tiên sẽ được phóng lên vệ tinh vào năm 2018.

Nhằm đạt được mục đích cải thiện chất lượng các dịch vụ SDCM, mạng lưới dưới mặt đất gồm nhiều trạm quan trắc sẽ được triển khai trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga, dọc theo các tuyến biên giới để cải thiện độ chính xác, nội suy xây dựng bản đồ suy giảm tầng điện ly theo chiều đứng.

Một phần trong việc phát triển công nghệ SBAS, là hệ thống đảm bảo cho dịch vụ PPP (Precise Point Positioning) cũng đã được lên kế hoạch triển khai. Dịch vụ PPP sẽ cung cấp cho người sử dụng thông qua các vệ tinh địa tĩnh quỹ đạo trái đất GEO (Geostationary Earth Orbit) phát truyền trên các dải tần GLONASS L1/L3. Các bộ phát đáp L1/L3 cũng đã được lên kế hoạch lắp đặt trên vệ tinh GEO trong tương lai. Ngoài ra, chương trình cũng cân nhắc xem xét các tham số xác lập chung (tần số sóng mang, nhiễu chuỗi giả, tỷ số xung, tốc độ truyền số liệu) của PPP và các tín hiệu GLONASS.

Liên quan tới với việc phát triển công nghệ PPP, hợp phần vô cùng quan trọng là mạng lưới toàn cầu các trạm đo liên tục. Mạng lưới các trạm đo liên tục trải trên khắp thế giới sẽ giám sát liên tục các tín hiệu dẫn đường, tổng hợp số liệu phục vụ cho xác định vị trí độ chính xác cao cũng như dự báo số liệu quỹ đạo và đồng hồ vệ tinh.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Việc hợp tác với các bên cung cấp các dịch vụ GNSS sẽ tập trung vào bảo vệ dải tần số đã cấp phát cho dịch vụ dẫn đường vệ tinh, duy trì sự ổn định, tương thích và giao tiếp của GLONASS và SDCM với các hệ thống GNSS và hệ thống hiệu chỉnh khác trên thế giới, kiến tạo một hệ thống giám sát GNSS mang tính Quốc tế.

Một trong những định hướng ưu tiên hàng đầu trong công tác phối kết hợp nghiên cứu khoa học Quốc tế là việc liên kết với IGS (International GNSS Service), thông qua trao đổi thông tin quan trắc thu được từ mạng lưới các trạm của các thành viên ở các Quốc gia trên toàn thế giới. Đồng thời, toàn bộ cơ sở hạ tầng giám sát điều khiển và quan trắc của GLONASS, cũng sẽ tiếp nhận và giám sát tất cả các tín hiệu dẫn đường mở của các hệ thống GNSS hiện hữu.

Có rất nhiều việc phải làm để có thể nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống GLONASS. Kể từ năm 2009, ISSN (International School of Satellite Navigation) đã tổ chức các khoá đào tạo thường niên tại Liên bang Nga. Đồng thời Liên bang Nga cũng đứng ra làm công tác chuẩn bị và tổ chức hội thảo thường niên của Liên Hợp Quốc (United Nations Workshop) về các ứng dụng liên quan tới các hệ thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh (Applications of Global Satellite Navigation Systems).

 

 


Nguồn tin:Theo anthi.vn