Tin tức

Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường năm 2016 31/05/2016

0
Ngày 11/01/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 48/QĐ-BTNMT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường. Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường được tổ chức định kỳ 02 năm/lần nhằm tuyên truyền về truyền thống, thành tựu nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;


Download quyết định tại đây: 47 –QĐ-BTNMT.pdf



Download quyết định tại đây: 47 –QĐ-BTNMT.pdf

Ngày 11/01/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 48/QĐ-BTNMT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường. Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường được tổ chức định kỳ 02 năm/lần nhằm tuyên truyền về truyền thống, thành tựu nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Tài liệu đính kèm: Tải về
 
Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường được tổ chức định kỳ 02 năm/lần nhằm tuyên truyền về truyền thống, thành tựu nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh sâu rộng các sự kiện, hoạt động quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật ngành tài nguyên và môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước; khẳng định vị trí, vai trò của ngành tài nguyên và môi trường đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả theo hướng quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bền vững; ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng những tác giả, tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao; tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền về ngành tài nguyên và môi trường.

Theo đó, đối tượng tham gia cuộc thi là người làm báo tự do, cộng tác viên, phóng viên thuộc cơ quan báo chí trong và ngoài nước có tác phẩm báo chí xuất sắc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng do Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) và nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và phù hợp với Thể lệ này được tham gia dự thi.

Nội dung Tác phẩm báo chí dự thi “Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường” tập trung phản ánh nội dung trọng tâm như: về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường; phát hiện những tồn tại, bất cập trong ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, những vụ việc tiêu cực, điểm nóng về tài nguyên và môi trường; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần bổ sung, hoàn thiện và đưa cơ chế, chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường đi vào cuộc sống; thành tựu, đóng góp nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động, sự kiện nổi bật, tiêu biểu; tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm mới trong ngành tài nguyên và môi trường; sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới về tài nguyên và môi trường; Chương trình, dự án hợp tác quốc tế có hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; phát hiện mới về lịch sử và truyền thống vẻ vang của ngành tài nguyên và môi trường; câu chuyện, ký ức sâu sắc về ngành tài nguyên và môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phản ánh nội dung về công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Về tiêu chí đánh giá và thang điểm, các tác phẩm báo chí được tuyển chọn qua vòng sơ khảo đã được đánh giá qua các tiêu chí và thang điểm 100, cụ thể như: Tính thời sự, chính xác, khách quan, giá trị thông tin cao: 40 điểm; Phản ảnh tình hình thực tế cuộc sống; vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách; bức xúc của xã hội liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường: 30 điểm; Đề xuất được giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ sự bất cập, khó khăn: 20 điểm; Nội dung tác phẩm báo chí có tác động ảnh hưởng rộng lớn, có sức lan tỏa lâu dài: 10 điểm.

Tác phẩm lọt vào vòng chung khảo phải đạt điểm trung bình từ 70 điểm trở lên và các tác phẩm đoạt giải được lấy từ tác phẩm có điểm cao nhất trở xuống của kết quả chấm chung khảo.

Loại hình và thể loại tác phẩm dự thi gồm 4 loại giải tương ứng với 4 loại hình báo chí (Báo hình, báo phát thanh, báo in, báo điện tử) và các thể loại như: Báo hình (phóng sự, phóng sự điều tra, chương trình phỏng vấn, tọa đàm, ký sự truyền hình); Báo phát thanh (bài phản ánh, phóng sự, phóng sự điều tra, chương trình phỏng vấn, tọa đàm, ký sự); Báo in gồm báo, tạp chí (bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí); Báo điện tử (bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

Đối với loại hình báo chí khác như: phát thanh, truyền hình; thời lượng mỗi tác phẩm dự thi không quá 60 phút và không xét các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm văn nghệ, tranh vẽ, tấu hài...).

Về điều kiện dự thi, tác phẩm dự thi phải là sáng tạo lần đầu của tác giả, chưa tham gia bất cứ cuộc thi nào trước đây và không cùng gửi dự thi các giải thưởng báo chí khác. Tác phẩm dự thi được đăng tải kể từ ngày 21 tháng 6 năm trước đến hết ngày 30 tháng 4 năm trao giải cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng tác phẩm trúng giải để phục vụ mục đích tuyên truyền. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền đã được đăng tải. Tác phẩm báo chí loại hình phát thanh, truyền hình gửi kèm băng, đĩa ghi tiếng, hình, (CD, VCD, DVD) có lời bình in trên giấy A4. Báo viết, báo điện tử gửi kèm ân phẩm báo chí đã được đăng tải.

Về cách thức gửi bài dự thi, tác giả có tác phẩm dự thi gửi trực tiếp tác phẩm ghi rõ tác phẩm ở trang, số báo, ngày phát hành và tên báo, nếu là tác phẩm phát thanh, truyền hình thì ghi rõ ngày, giờ phát sóng, chuyên mục. Các cơ quan báo chí lựa chọn tác phẩm báo chí, lập danh sách, xác nhận gửi bài dự thi (mỗi cơ quan báo chí không quá 20 tác phẩm báo chí dự thi). Tác phẩm dự thi gửi kèm theo tên thật, bút danh, địa chỉ và số điện thoại (nếu có) của tác giả hoặc cơ quan báo chí để thuận tiện liên lạc khi xét giải số lượng bài dự thi tham gia nhiều nhất cho một cơ quan báo chí.

Cơ cấu giải thưởng bao gồm:


* Giải đối với cá nhân:

- Báo hình: 01 giải A (15 triệu đồng); 02 giải B (10 triệu đồng/giải); 03 giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).
- Báo in: 01 giải A (15 triệu đồng/giải); 03 giải B (10 triệu đồng/giải); 05 giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).
- Báo phát thanh: 01 giải A (10 triệu đồng); 02 giải B (6 triệu đồng/giải); 03 giải khuyến khích (3 triệu đồng/giải).
- Báo điện tử: 01 giải A (15 triệu đồng/giải); 02 giải B (10 triệu đồng/giải); 03 giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).
Ngoài tiền thưởng, các tác giả, tác phẩm đạt giải được kèm theo Giấy chứng nhận. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với tác phẩm đoạt giải A của từng loại hình.

* Giải đối với tập thể: 01 giải. Ban Tổ chức trao giải thưởng cho cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng cao và có tối thiểu 01 tác phẩm được giải. Giải thưởng trị giá 15 triệu đồng và kèm theo Giấy chứng nhận, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ban Tổ chức tiếp nhận các tác phẩm dự thi đến hết ngày 10 tháng 5 năm 2016. Địa chỉ gửi tác phẩm dự thi: Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường, Vụ Thi đua - Khen thưởng và Tuyên truyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố và tổ chức Lễ trao giải thưởng cuộc thi báo chí về tài nguyên và môi trường vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21 tháng 6 hằng năm hoặc thời điểm phù hợp và chính thức phát động Cuộc thi tiếp theo.


Nguồn tin:Theo monre.gov.vn