Tin tức

COP 21 với Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu 15/12/2015

0
Ngày 12/12/2015 được xem là một thời khắc lịch sử đánh dấu một nỗ lực của toàn thế giới về chống biến đổi khí hậu. Tại Paris (Pháp), 195 quốc gia thành viên của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận này là kết quả của 20 năm thương lượng về ứng phó với biến đổi khí hậu.




Ban điều hành COP 21 vui mừng khi Thỏa thuận Paris được thông qua

Ngày 12/12/2015 được xem là một thời khắc lịch sử đánh dấu một nỗ lực của toàn thế giới về chống biến đổi khí hậu. Tại Paris (Pháp), 195 quốc gia thành viên của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận này là kết quả của 20 năm thương lượng về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Paris (Pháp), trong ba ngày làm việc cuối cùng, các nhà đàm phán gần như thức trắng đêm để có thể tìm được tiếng nói chung và đưa ra quyết định then chốt này.
Bản Thỏa thuận Paris có 31 trang, 29 điều khoản, tập trung vào 5 vấn đề lớn và sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto từ năm 2020. Thoả thuận Paris cần được ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu phê chuẩn để có hiệu lực.Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đánh giá Thoả thuận Paris là đúng đắn, bền vững, năng động, công bằng và có ràng buộc pháp lý.

Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu, theo đánh giá ban đầu, Thoả thuận đã đề cập đến các vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Đoàn Việt Nam tại COP 21


Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban công tác đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu cho biết: Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, điều cần thiết để thực hiện Thỏa thuận này là thay đổi cơ bản về nhận thức, hành vi, đạo đức và lối sống phù hợp với yêu cầu về kỷ nguyên xã hội các bon thấp trong khi nguồn lực và khoa học công nghệ còn rất nhiều hạn chế, thể chế chính sách.

Việt Nam cần khẩn trương để thực hiện các trình tự, thủ tục trong nước để phê duyệt cùng các nước Thoả thuận, đưa Thỏa thuận này có hiệu lực.Việt Nam cũng phải chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch và các giảipháp một cách bài bản, tổng thểđể đạt được các mục tiêu đã cam kết.Đồng thời chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội hợp tác với các đối tác thực hiện Thoả thuận lịch sử này và tạo ra một xã hội các bon thấp tốt nhất trong điều kiện của Việt Nam.



Nguồn tin:Theo monre.gov.vn