Tin tức

ÁP DỤNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CAO TRONG NGÀNH ĐO ĐẠC 08/09/2018

0
Hiện nay, hầu hết các thiết bị có công nghệ mới, hiện đại trong ngành đo đạc bản đồ đều được phân phối để ứng dụng vào sản xuất tại các Công ty Đo đạc, thành lập bản đồ bởi Công Ty TNHH Đất Hợp và một vài Công ty cung cấp thiết bị trong nước. Nổi bật là một số công nghệ sau:




Công nghệ đo đạc mới tạo ra năng suất cao, rút ngắn thời gian hơn công nghệ truyền thống, đơn giản hơn khi xử lý nội nghiệp.

Công nghệ định vị toàn cầu GNSS: Công nghệ GNSS xác định tọa độ, độ cao với độ chính xác cao mà ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, điều kiện địa hình. Định vị tọa độ thời gian thực RTK, DGPS, định vị tương đối tĩnh hậu xử lý…
 
 

Máy định vị vệ tinh Trimble R8s

Máy định vị vệ tinh (GPS) Trimble R8s GNSS có độ chính xác cao chuyên dùng trong công tác khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ với độ chính xác cao; Ngoài ra Trimble R8s cũng có thể được dùng trong việc khảo sát, thi công công trình như một chiếc máy đo đạc thông minh, có thể thực hiện được tất cả các công việc trắc địa như giao hội, bố trí đường cong, tính diện tích,…

Công nghệ Trimble RTX: Định vị thời gian thực mà không cần sử dụng trạm Base RTK hay dịch vụ VRS cục bộ. Truyền qua truyền hình vệ tinh hay mạng thiết bị di động Cellular/IP, Tương thích với PS, GLONASS, BEIDOU và QZSS. Những hiệu chỉnh được truyền dẫn qua vệ tinh địa tĩnh (băng tần L) hoặc qua Internet.  Độ chính xác cỡ cm. Ứng dụng vào thành lập bản đồ địa hình, địa chính, thu thập dữ liệu GIS nhanh chóng và đơn giản.

Hệ thống máy móc phục vụ cho công tác sử dụng tín hiệu vệ tinh GNSS ngày càng phát triển dẫn tới sự thuận tiện cho người đo đạc khảo sát. Hiên nay nếu bạn đo đạc không yêu cầu độ chính xác quá cao cũng như chưa có tọa độ VN2000 làm gốc thì bạn có thể áp dụng biện pháp đo đạc qua trạm Cors để đo đạc nhanh chóng, phụ kiện kèm theo cũng tương đối gọn nhẹ. Nếu cần độ chính xác cao và đo đạc nhanh chóng thì bạn cần bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Các máy động sẽ đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh và thu tín hiệu được phát đi từ điểm gốc đặt máy Base. Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp đo động khác nhau là RTK ( đo động xử lý ngay) hay PPK ( đo động xử lý sau)

Nguyên lý kỹ thuật đo đạc khảo sát bằng công nghệ RTK

Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn gian là số gia cải chính)
Số gia cải chính này sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động (Rover) nhằm mục đích hiệu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao.

Bộ phận phát mang số cải chính đi là tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (Radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ứng với các tần số khác nhau

Phạm vị hoạt động của máy Rover so với máy Base lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi.
Sai số của phương pháp này có thế đạt được là:

-Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
-Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms
Trường hợp bạn ở gần các trạm CORS thì bạn có thể sử dụng 3G để kết nối để thu tín hiệu từ đây và bạn có thể đo đạc nhanh chóng nhất và đơn giản nhất và nhanh chóng cũng như các phụ kiện kèm theo rất gọn. Khi đo đạc theo dữ liệu trạm CORS thì bạn cần có ít nhất một điểm gốc tọa độ VN2000 để kiểm tra xem quá trình đo đạc có đạt độ chính xác cần thiết hay không. Khoảng cách từ máy động tới trạm CORS được thiết kế là có thể đo đạc ở vị trí rất xa 40km vẫn có thể FIX nhưng nếu chọn được những trạm gần thì là điều tuyệt vời nhất. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ đo đạc khảo sát địa hình của chúng tôi để có dữ liệu đo đạc một cách nhanh chóng

Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000 hoàn toàn không phải xử lý gì thêm.
Các quy định khi sử dụng phương pháp công nghệ RTK GNSS:
– Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).

– Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 12 km.

Các thông số kỹ thuật phải đảm bảo:

+ Số vệ tinh: Svs ≥ 4
+ Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixed
– Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết. Hiện tại các tay cầm còn hỗ trợ bạn đơn giản hơn trong quá trình thao tác trút số liệu như bạn có thể xuất sang file Excel trên tay cầm và có thể gửi mail trực tiếp mà không cần phải cắm cáp trút với máy tính. Hoặc bạn còn có thể dùng chính điện thoại của mình để kết nối với đầu thu để thao tác đo đạc luôn
Ưu điểm của công nghệ đo GPS RTK trong đo đạc khảo sát địa hình
Thời gian đo ngoài thực địa được rút ngắn.

Phương pháp đo vẽ bằng công nghệ RTK GNSS rất đơn giản, khả năng đo chi tiết ở khoảng cách khá lớn, trạm máy ít phải di chuyển nên tốc độ đo nhanh hơn. Nhân lực giảm, mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế. Cùng với đó là bạn cần kết hợp với thiết bị máy toàn đạc điện tử để đo đạc kết hợp để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của công việc đo đạc khảo sát

Đo GPS tuyệt đối là sử dụng máy thu GPS để xác định một cách trực tiếp tọa độ của điểm đặt máy quan sát trong hệ thống tọa độ WGS-84. Thành phần tọa độ có thể là X,Y,Z trong hệ tọa độ vuông góc không gian địa tâm hoặc B,L,H trong hệ tọa độ mặt cầu.
Khi vị trí các vệ tinh trên quỹ đạo đã biết một cách chính xác, chỉ cần máy thu xác định được khoảng cách từ nó đến 3 vệ tinh, ta sẽ xác định được tọa độ của điểm quan sát theo phương pháp giao hội cạnh.


 
Tuy nhiên, trong công thức trên còn chứa một ẩn số chưa xác định là Δt. VÌ vậy để giải bài toán trên, ta cần tối thiểu 4 khoảng cách giả từ máy thu tới 4 vệ tinh để lập hệ phương trình.
Với hệ thống vệ tinh GPS như hiện nay, tại một điểm bất kì trên mặt đất thường có thể quan sát từ 6-8 vệ tinh, có trường hợp tới 10 vệ tinh trên bầu trời. Khi đó sẽ sử dụng phương pháp số bình phương nhỏ nhất để xử lý số liệu tìm ra tọa độ các điểm và đánh giá độ chính xác kết quả.

Phương pháp đo GPS tuyệt đối thường cho độ chính xác kém, sai số tọa độ cỡ hàng chục mét. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng đồng thời hai máy thu, định vị theo phương pháp vi phân. một máy cơ sở đặt cố định tại một điểm đã biết tọa độ, các máy khác di chuyển đến đo tại các điểm cần xác định. Máy cơ sở đo tọa độ điểm rồi so sánh với tọa độ đã biết để xác định số cải chính cạnh thô. Nếu khu đo không lớn, có thể coi môi trường trong khu đo là đồng nhất. Số cải chính cạnh thô ở máy cố định được truyền tới các máy di động để tính số cải chính cho từng điểm quan sát.



 Máy định vệ tinh Trimble R1
đạt độ chính xác < 1m khi dùng sóng RTX viewpoint

Công nghệ LIDAR: Lidar (Light Detection And Ranging)
là công nghệ mới được áp dụng tại Việt Nam, cho phép đo đạc độ cao chi tiết địa hình một cách nhanh chóng và chính xác. Hệ thống Lidar bao gồm bộ đầu quét (bộ cảm biến), hệ thống đo quán tính (IMU), hệ thống GPS, hệ thống quản lý bay, hệ thống camera số và hệ thống các thiết bị lưu trữ dữ liệu.

Sản phẩm được tạo ra bao gồm: Mô hình số địa hình ( DTM ), Mô hình số bề mặt
( DSM ), Ảnh cường độ xám (intensity ), Bình đồ ảnh trực giao (true otrthophoto).

Công nghệ Lidar thể hiện nhiều ưu thế vượt trội so với các công nghệ khác trong việc đo đạc thành lập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như công tác mô phỏng không gian ba chiều. Các nguồn dữ liệu thu nhận được từ hệ thống Lidar có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quân sự, giáo dục, viễn thông, quy hoạch quản lý đô thị, đánh giá, theo dõi và khai thác mỏ, lập bản đồ đường dây tải điện, nghiên cứu lập bản khu vực ngập lụt, bản đồ địa hình dải ven biển, dự báo thảm họa...

Công nghệ quét Radar xuyên đất: là phương pháp địa vật lý hiện đại trên cơ sở lý thuyết của trường sóng điện từ để mô tả hình ảnh dưới mặt đất bằng các tín hiệu sóng phản xạ từ kết cấu dưới mặt đất. Ứng dụng cho việc thành lập bản đồ địa hình( phần đo vẽ công trình ngầm), thành lập GIS, thi công công trình ngầm…



 
Máy Radar dò tìm công trình ngầm RD1500- hãng RadioDetection



Nguồn tin:Theo Văn phòng Tổng công ty tổng hợp