Tin tức

Thông tin Khoa học công nghệ 27/06/2018


Sử dụng số liệu địa hình để nâng cao độ chính xác dữ liệu của thế trọng trường trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam-Truyền độ cao quốc gia ra đảo-Tích hợp GIS và quá trình phân tích thứ bậc AHP trong đánh giá môi trường chiến lược 




Sử dụng số liệu địa hình để nâng cao độ chính xác dữ liệu của thế trọng trường trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Thế trọng trường và hình dạng Trái Đất được tạo nên bởi sự phân bố vật chất trong phạm vi giới hạn bởi bề mặt tự nhiên của Trái Đất, trong đó ảnh hưởng chủ yếu tương ứng với bước sóng dài được quyết định bởi vật chất phía dưới mặt tham khảo, ảnh hưởng còn lại tương ứng với bước sóng ngắn được đặc trưng bởi lớp vật chất địa hình giữa mặt tham khảo và bề mặt tự nhiên. Sử dụng số liệu địa hình để nâng cao độ chính xác dữ liệu của thế trọng trường trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do TS Bùi Hồng Thắm thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã xác đinh bán kính vùng lấy tích phân hợp lý;  đã đề xuất phương án tính ảnh hưởng của địa hình trong dị thường trọng lực, dị thường độ cao và độ lệch dây dọi trên vùng biên giới và vùng có chiều ngang hẹp. Đề tài cũng đã tiến hành quả khảo sát việc sử dụng số liệu địa hình để xây dựng Quasigeoid cục bộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam từ Quasigeoid toàn cầu.

háp quá trình phân tích thứ bậc AHP (Analitic Hierichy Process) phục vụ lựa chọn phương án ưu tiên các dự án thành phần trong ĐMC và đã thực nghiệm thành công cho CQK nói chung và cho quy hoạch  khai thác khoáng sản nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong ĐMC quy hoạch điều chỉnh khai thác khoáng sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Truyền độ cao quốc gia ra đảo

Ở Việt Nam, vấn đề truyền độ cao quốc gia ra đảo nhằm thống nhất hệ độ cao giữa đất liền và hải đảo được các nhà khoa học quan tâm. Đã có các có những công trình nghiên cứu sử dụng kết quả đo GPS kết hợp với mô hình trọng trường toàn cầu để truyền độ cao quốc gia ra một số hải đảo ven bờ có thể đạt độ chính xác tương đương thủy chuẩn hạng IV. TS Phạm Thị Hoa đã nghiên cứu thành công đề tài nghiên cứu truyền độ cao quốc gia ra đảo với độ chính xác tương đương thủy chuẩn hạng III Trên cơ sở phương pháp luận hiện đại, sử dụng các nguồn số liệu sẵn có của Việt nam và thành quả đo đạc của thế giới, đề tài đã tiến hành thử nghiệm tại hai cụm đảo Cát Bà và Lý Sơn.

Tích hợp GIS và quá trình phân tích thứ bậc AHP trong đánh giá môi trường chiến lược

Trong những năm gần đây, một số kết quả nghiên cứu ngày càng chứng minh tính hiệu quả của kỹ thuật địa tin học trong lĩnh vực môi trường. TS Vũ Thị Hằng, cán bộ Vụ KHCN Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công trình “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu địa tin học đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản”. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã khẳng định ý nghĩa và vai trò của địa tin học trong đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK).Kết quả nghiên cứu đã xác lập cơ sở khoa học tích hợp dữ liệu GIS và phương pháp quá trình phân tích thứ bậc AHP (Analitic Hierichy Process) phục vụ lựa chọn phương án ưu tiên các dự án thành phần trong ĐMC và đã thực nghiệm thành công cho CQK nói chung và cho quy hoạch  khai thác khoáng sản nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong ĐMC quy hoạch điều chỉnh khai thác khoáng sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
________________________________________


Nguồn tin:Theo Văn phòng Tổng công ty tổng hợp

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN
VĂN BẢN TRỰC TUYẾN
QUẢN LÝ VB&HSCV
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ