Tin tức

Sử dụng hiệu quả, hợp lý, quản lý tốt tài nguyên đất đai của các nông lâm, trường 16/02/2017

0
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thị Phương Hoa tại buổi họp Hội đồng thẩm định Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” vào chiều 15/2. Tham dự có các thành viên hội đồng gồm các Vụ, cục có liên quan và đại diện Tổng cục Quản lý đất đai.




 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại buổi làm việc

 Theo Tổng cục Quản lý đất đai (đơn vị xây dựng đề án), Đề án thực hiện theo Nghị quyết 112 năm 2015 của Quốc hội về Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và Chỉ thị số 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 112. Đến nay, Tổng cục đã hoàn thành Dự thảo Đề án sau khi lấy ý kiến các đơn vị và Bộ, ngành có liên quan.

Đề án được xây dựng nhằm thiết lập hệ thống bản đồ, hồ sơ kỹ thuật phản ánh chính xác, đầy đủ theo đúng hiện trạng ranh giới các loại đất; ranh giới đất thuộc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng…

Để thực hiện Đề án, cấp Trung ương sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và ban hành các văn bản xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước; xây dựng phương án hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí đối với địa phương khó khăn; thực hiện các hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và xử lý các vi phạm đấy đai có nguồn gốc lâm, nông trường; tích hợp … Nhiệm vụ do địa phương thực hiện là rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với các đối tượng; đo đạc mới bản đồ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính hiện có; tổng hợp thống kê hiện trạng…

Đề án cũng thống kê đầu đủ hiện trạng quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường thuộc phạm vi đề án;  rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc xác định tọa độ đường ranh giới sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới; hiện trạng quy hoạch giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính; nội dung và khối lượng nhiệm vụ do Trung ương và địa phương thực hiện…

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi họp, các thành viên đã tập trung góp ý về các nội dung trong của đề án. Đại diện Vụ kế hoạch đề nghị, để đề án có khả thi trong thực tế, Tổng cục Quản lý đất đai cần thể hiện rõ các nội dung thu hồi đất của các đơn vị sử dụng đất nông, lâm trường không hiệu quả để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số. Về nội dung liên quan tới đo đạc, lập bản đồ, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp đo đạc khác để giảm kinh phí đề án…

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị, Tổng cục Quản lý đất đai phối hợp với Cục Viễn thám Quốc gia và Cục Bản đồ Việt Nam xem xét các công nghệ đo đạc, sử dụng những kết quả đo vẽ trước đây để giảm kinh phí thực hiện. Bên cạnh đó, ngoài việc chỉ ra các tồn tại phải xem xét đề xuất các giải pháp cụ thể để các địa phương thực hiện hiệu quả…

Thứ trưởng cũng yêu cầu, Tổng cục nhanh chóng tiếp thu tiếp thu các ý kiến của hội đồng để hoàn thiện Đề án để trình Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ tới đây.

 

Nguồn tin:Theo monre.gov.vn

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN
VĂN BẢN TRỰC TUYẾN
QUẢN LÝ VB&HSCV
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ