Tin tức

Truyền thông về cơ chế phát triển sạch(Clean Devolopment Mechanism-CDM) 26/09/2013

0
Cơ chế phát triển sạch là một công cụ được phát triển nhằm thực hiện các biện pháp đối với sự biến đổi khí hậu. Đây là một cơ chế linh hoạt nhằm định lượng và bán lượng khí hiệu ứng được giảm phát thải giữa các nước công nghiệp hóa phải đạt được một chỉ tiêu giảm phát thải và các nước đang phát triển.


Cơ chế hợp tác quy định tại điều 12 trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) tháng 12 năm 1997, Nghị định thư đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển, theo đó các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm mục tiêu phát triển bền vữn

Nếu biết tận dụng, biến đổi khí hậu có thể tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp, cũng như giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường.

Ngày 16/8, tại Lạng Sơn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo “Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và xây dựng, thực hiện cơ chế phát triển sạch”. Tham dự có Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đình Duyệt và đại diện các Sở, ban ngành tỉnh Lạng Sơn.

 Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Khắc Hiếu cho biết, BĐKH đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. BĐKH đã và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính là do gia tăng phát thải vào khí quyển các chất khí nhà kính do các hoạt động của con người. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho tỉnh Lạng Sơn hiểu sâu sắc hơn về BĐKH và biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, Hội thảo còn giới thiệu các hoạt động về cơ chế phát triển sạch (CDM) và hướng dẫn thực hiện cơ chế này.

 Tại Hội thảo, đại diện Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình bày các Báo cáo Giới thiệu các hoạt động thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto trên thế giới và tại Việt Nam; Giới thiệu Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Giới thiệu các hoạt động về cơ chế phát triển sạch và hướng dẫn thực hiện cơ chế này.

Theo các chuyên gia, cần hiểu đúng về cơ chế Phát triển sạch để có cách đầu tư hợp lý. Nội dung đáng lưu tâm trong cơ chế CDM là các nước phát triển bỏ vốn đầu tư công nghệ thân thiện môi trường vào một nhà máy, cơ sở sản xuất... ở các nước đang phát triển để đổi lấy giấy chứng nhận, chứng chỉ giảm phát thải chất gây ô nhiễm môi trường nhằm thực hiện cam kết của nước đó về giảm phát thải khí nhà kính theo Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.

Nhà sản xuất theo dự án CDM trong nước sẽ thu được lợi qua việc trang bị công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường bằng vốn của các nước phát triển và tăng lợi nhuận từ việc sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do công nghệ hiện đại đem lại, góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Vốn đầu tư mà nhà sản xuất nhận được thông qua việc chuyển nhượng giấy chứng nhận, chứng chỉ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, phụ thuộc và tỷ lệ thuận với lượng giảm phát thải khí nhà kính theo từng dự án.

Song để dự án sản xuất có thể tham gia cơ chế CDM, nhà sản xuất cần hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, như dự án năng lượng thay thế, thuỷ điện nhỏ; đầu tư công nghệ tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thu hồi và tái sử dụng nhiệt dư từ các lò cao... Chỉ có trên cơ sở lựa chọn công nghệ tiên tiến mới bảo đảm cho nhà sản xuất thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng và tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, qua đó được đầu tư vốn và tăng lợi nhuận từ sản xuất. Các nhà đầu tư cần nghiên cứu các thủ tục để đăng ký dự án CDM.

Không ít nhà sản xuất vẫn hiểu bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Nhưng nếu tiếp cận được cơ chế phát triển sạch thì nhà sản xuất không những hoá giải được những khó khăn, bất cập về tài chính, công nghệ của mình mà còn đạt được mục tiêu vừa bảo vệ được môi trường vừa thu được lợi nhuận cao.

Ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn là tỉnh miền núi với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình chịu nhiều tác động của BĐKH, nhất là trong những năm gần đây, xu thế này càng có nhiều biền hiệu rõ rệt trên nhiều lĩnh vực của tỉnh như: Cháy rừng, tác động tới tài nguyên nước, ảnh hưởng tới nông nghiệp…Theo đó, Sở đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của BĐKH với Lạng Sơn một cách có hiệu quả…

Nguồn tin:Theo http://www.dmhcc.gov.vn

PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN
VĂN BẢN TRỰC TUYẾN
QUẢN LÝ VB&HSCV
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁN BỘ